Điểm sáng trong công tác Xuất khẩu lao động ở xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân

Ngày 04/12/2018 16:18:29

Điểm sáng trong công tác Xuất khẩu lao động ở xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân

Xác định xuất khẩu lao động (XKLĐ) là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho gia đình và địa phương, do đó trong những năm qua XKLĐ được xem như một giải pháp hiệu quả, một hướng “đột phᔠtrong công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Qua tìm hiểu công tác XKLĐ ở xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân những năm trước đây từ 2007 - 2010 đã có nhiều khởi sắc, hàng năm trên địa bàn xã trung bình có trên 10 lao động xuất cảnh, thời điểm đó người lao động (NLĐ) chủ yếu tham gia XKLĐ thị trường Malaysia, trong lúc công tác XKLĐ của xã đang có “phong trào”thì khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra, NLĐ mất việc làm, do vậy NLĐ đithị trường Malaysia lúc ấy bị cắt hợp đồng phải về nước trước thời hạn, lâm vào cảnh nợ nần, dẫn đến công tác XKLĐ ở địa phương rơi vào bế tắc. Do đó, vấn đề đặt ra cho địa phương là phải tập trung tháo gỡ những khó khăn, “nút thắt” để người dân yên tâm, tin tưởng tham gia XKLĐ.
Theo đó, công tác tuyên truyền về XKLĐ được xã chú trọng đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, trên hệ thống truyền thanh, trên bảng tin đặt tại trụ sở UBND xã; phát tài liệu, tờ rơi; tuyên truyền XKLĐ trong các hội nghị, các buổi sinh hoạt của các tổ chức hội, đoàn thể… Đối tượng tuyên truyền, vận động tập trung vào học sinh mới tốt nghiệp THPT, sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa tìm được việc làm, con em các gia đình chính sách, hộ nghèo. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về XKLĐ, giúp người lao động nắm được các chủ trương, chính sách của Nhà nước, chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh về XKLĐ (hỗ trợ vay vốn, phí xuất cảnh, đào tạo nghề...), lợi ích khi đi XKLĐ, các bước, quy trình để đi XKLĐ.

Đồng chí Lò Xuân Lập, Phó Chủ tịch UBND - Trưởng ban chỉ đạo XKLĐ xã

phát biểu trong Hội nghị tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm và XKLĐ

Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, xã phối hợp với các công ty tuyển dụng XKLĐ uy tín tổ chức nhiều hội nghị gặp gỡ trực tiếp người dân để tư vấn về các đơn hàng, việc làm phù hợp, cơ chế hỗ trợ và những điều kiện cần thiết với NLĐ có nhu cầu đi xuất khẩu; đối thoại, giải đáp những phản ánh, vướng mắc của người dân liên quan đến các đơn hàng XKLĐ, tạo niềm tin cho người dân mạnh dạn đăng ký XKLĐ. Ngoài ra, xã còn mời các lao động đã từng đi xuất khẩu đến nói chuyện về hiệu quả kinh tế và những kinh nghiệm khi đi XKLĐ.
Chị Hà Thị Trang (thôn Én)là một đảng viên, sau nhiều đêm trăn trở tìm hướng thoát nghèo cho gia đình, chị đã lựa chọn đi giúp việc gia đình tại Ả-rập-Xê-út, nhờ công việc phù hợp lại thật thà, cần cù, chăm chỉ lao động, được chủ sử dụng lao động bao ăn ở, lương mỗi tháng chị tích góp được 09 triệu đồng, hoàn thành hợp đồng lao động 02 năm về nước, gia đình chị đã thoát được nghèo, xây dựng nhà cửa khang trang; hiện tại chị đã xuất cảnh sang Ả-rập-Xê-út lần thứ hai, mới đây chị xúc động chia sẽ “chị bị đau ruột thừa được chủ nhà kịp thời đưa đi bệnh viện cấp cứu, khi ca mổ thành công chị được bà chủ tặng hoa, bình phục sức khỏe trở về chị được gia đình nhà chủ quan tâm tổ chức sinh nhật. Tương tự, cô Nguyễn Thị Hai (thôn Tú) cũng đi Ả-rập-Xê-út làm giúp việc gia đình, trước khi đi XKLĐ cô là một cán bộ chi hội phụ nữ thôn năng nỗ, mặc dù tuổi đã cao cô vẫn mạnh dạn tham gia XKLĐ, sau khi hoàn thành hợp đồng lao động về nước, tích lũy được trên200 triệu đồng, cô tâm sự: “muốn sang Ả-rập-Xê-út lần nữa nhưng vì đã quá tuổi không đủ điều kiện để xuất cảnh, từ kinh nghiệm của mình cô Hai khuyên chị em tin tưởng vào chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, tranh thủ tuổi trẻ, sức lao động mạnh dạn tham gia XKLĐ để có thu nhập ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Nhờ tham gia XKLĐ gia đình chị Hà Thị Trang, thôn Én - xã Xuân Thắng

đã thoát được nghèo, xây dựng nhà ở khang trang.

Từ những điển hình đi Ả-rập-Xê-út tạo ra hiệu ứng “trăm nghe không bằng một thấy”để NLĐ tham gia các thị trường XKLĐ động có thu nhập cao: ông Hà Văn Đậu (thôn Én) đã bàn bạc cùng với gia đình mạnh dạn vay vốn NHCS xã hội huyện 50 triệu (cho đối tượng là người DTTS, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách… tham gia XKLĐ), vay mượn thêm của anh em và bạn bè để cho con đi XKLĐ Đài loan, trước đây con ông đi làm công nhân ở miền nam công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh, đến nay sau ba tháng xuất cảnh con ông đã ổn định công việc, lương cơ bản hàng tháng 16,5 triệu đồng chưa tính làm thêm. Nguyên là một trưởng thôn lâu năm, ông Hà Văn Quang(thôn Tú) nắm rõ các chính sách về XKLĐ cộng với gia đình có điều kiện kinh tế ổn định, khi người con trai học xong THPT ông đã định hướng, đầu tư cho con đi Nhật bản du học, đến nay con ông không những đã tự trang trải ăn ở, học tập bên Nhật mà hàng tháng vẫn có dư, tiết kiệm để gửi tiền về cho gia đình. Em Vi Ngọc Tuệ (thôn Tân Thắng)là một trong 09 lao động đang háo hức chờ ngày xuất cảnh sang Nhật theo đơn hàng nông nghiệp ngắn hạn 6 tháng, dự kiến trừ hết mọi chi phí sau khi hoàn thành hợp đồng lao động về nước, mỗi lao động sẽ mang về thu nhập khoảng 160 triệu đồng.
Đồng chí Lò Xuân Lập, Phó chủ tịch UBND - Trưởng ban XKLĐ xã cho biết: “Nhờ tập trung lãnh chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn tạo mọi điều kiện cho người dân tham gia XKLĐ,các đơn hàng đi XKLĐ được cập nhật thường xuyên đến tất cả các khu dân cư, giúp người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lựa chọn được đơn hàng phù hợp, qua đó công tác XKLĐ của xã đã có những chuyển biến tích cực,khởi sắc trở lại, kết quả trong năm năm quađã có trên 50 lao động đi XKLĐ, hiệu quả của XKLĐ đem lại khá rõ nét, thu nhập ngoại tệ của lao động gửi về đã giúp các gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế, giảm nghèo ở địa phương.Kết quả XKLĐ của địa phương so sánh với các xã vùng xuôi vẫn còn khiêm tốn nhưng với đặc thù là xã miền núi, vùng đặc biệt khó khăn thì đó là cả một quá trình nỗ lực, cố gắng của địa phương. Cũng theo ông Lò Xuân Lập: “để công tác XKLĐ đạt hiệu quả ngoài việc nâng cao nhận thức, trình độ, tay nghề, kỹ năng, tác phong… cho NLĐ thì cái khó nhất cần tập trung tháo gỡ là nguồn vốn chi phí xuất cảnh, bởi đó là khó khăn lớn nhất khi NLĐ tham gia XKLĐ.
Thời gian tới, xã Xuân Thắng tiếp tục điều tra, khảo sát, lên danh sách những lao động có nhu cầu XKLĐ để tư vấn, định hướng cho NLĐ lựa chọn tham gia thị trường XKLĐ, với các đơn hàng phù hợp; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách và mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của công tác XKLĐ; tăng cường phối hợp tổ chức các hội nghị tư vấn XKLĐ; tạo điều kiện cho lao động có nhu cầu đi xuất khẩu, đặc biệt là đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Người viết bài

Lê Doãn Trình

Công chức Văn hóa - Xã hội (LĐ-TB&XH)

Điểm sáng trong công tác Xuất khẩu lao động ở xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân

Đăng lúc: 04/12/2018 16:18:29 (GMT+7)

Điểm sáng trong công tác Xuất khẩu lao động ở xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân

Xác định xuất khẩu lao động (XKLĐ) là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho gia đình và địa phương, do đó trong những năm qua XKLĐ được xem như một giải pháp hiệu quả, một hướng “đột phᔠtrong công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Qua tìm hiểu công tác XKLĐ ở xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân những năm trước đây từ 2007 - 2010 đã có nhiều khởi sắc, hàng năm trên địa bàn xã trung bình có trên 10 lao động xuất cảnh, thời điểm đó người lao động (NLĐ) chủ yếu tham gia XKLĐ thị trường Malaysia, trong lúc công tác XKLĐ của xã đang có “phong trào”thì khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra, NLĐ mất việc làm, do vậy NLĐ đithị trường Malaysia lúc ấy bị cắt hợp đồng phải về nước trước thời hạn, lâm vào cảnh nợ nần, dẫn đến công tác XKLĐ ở địa phương rơi vào bế tắc. Do đó, vấn đề đặt ra cho địa phương là phải tập trung tháo gỡ những khó khăn, “nút thắt” để người dân yên tâm, tin tưởng tham gia XKLĐ.
Theo đó, công tác tuyên truyền về XKLĐ được xã chú trọng đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, trên hệ thống truyền thanh, trên bảng tin đặt tại trụ sở UBND xã; phát tài liệu, tờ rơi; tuyên truyền XKLĐ trong các hội nghị, các buổi sinh hoạt của các tổ chức hội, đoàn thể… Đối tượng tuyên truyền, vận động tập trung vào học sinh mới tốt nghiệp THPT, sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa tìm được việc làm, con em các gia đình chính sách, hộ nghèo. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về XKLĐ, giúp người lao động nắm được các chủ trương, chính sách của Nhà nước, chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh về XKLĐ (hỗ trợ vay vốn, phí xuất cảnh, đào tạo nghề...), lợi ích khi đi XKLĐ, các bước, quy trình để đi XKLĐ.

Đồng chí Lò Xuân Lập, Phó Chủ tịch UBND - Trưởng ban chỉ đạo XKLĐ xã

phát biểu trong Hội nghị tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm và XKLĐ

Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, xã phối hợp với các công ty tuyển dụng XKLĐ uy tín tổ chức nhiều hội nghị gặp gỡ trực tiếp người dân để tư vấn về các đơn hàng, việc làm phù hợp, cơ chế hỗ trợ và những điều kiện cần thiết với NLĐ có nhu cầu đi xuất khẩu; đối thoại, giải đáp những phản ánh, vướng mắc của người dân liên quan đến các đơn hàng XKLĐ, tạo niềm tin cho người dân mạnh dạn đăng ký XKLĐ. Ngoài ra, xã còn mời các lao động đã từng đi xuất khẩu đến nói chuyện về hiệu quả kinh tế và những kinh nghiệm khi đi XKLĐ.
Chị Hà Thị Trang (thôn Én)là một đảng viên, sau nhiều đêm trăn trở tìm hướng thoát nghèo cho gia đình, chị đã lựa chọn đi giúp việc gia đình tại Ả-rập-Xê-út, nhờ công việc phù hợp lại thật thà, cần cù, chăm chỉ lao động, được chủ sử dụng lao động bao ăn ở, lương mỗi tháng chị tích góp được 09 triệu đồng, hoàn thành hợp đồng lao động 02 năm về nước, gia đình chị đã thoát được nghèo, xây dựng nhà cửa khang trang; hiện tại chị đã xuất cảnh sang Ả-rập-Xê-út lần thứ hai, mới đây chị xúc động chia sẽ “chị bị đau ruột thừa được chủ nhà kịp thời đưa đi bệnh viện cấp cứu, khi ca mổ thành công chị được bà chủ tặng hoa, bình phục sức khỏe trở về chị được gia đình nhà chủ quan tâm tổ chức sinh nhật. Tương tự, cô Nguyễn Thị Hai (thôn Tú) cũng đi Ả-rập-Xê-út làm giúp việc gia đình, trước khi đi XKLĐ cô là một cán bộ chi hội phụ nữ thôn năng nỗ, mặc dù tuổi đã cao cô vẫn mạnh dạn tham gia XKLĐ, sau khi hoàn thành hợp đồng lao động về nước, tích lũy được trên200 triệu đồng, cô tâm sự: “muốn sang Ả-rập-Xê-út lần nữa nhưng vì đã quá tuổi không đủ điều kiện để xuất cảnh, từ kinh nghiệm của mình cô Hai khuyên chị em tin tưởng vào chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, tranh thủ tuổi trẻ, sức lao động mạnh dạn tham gia XKLĐ để có thu nhập ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Nhờ tham gia XKLĐ gia đình chị Hà Thị Trang, thôn Én - xã Xuân Thắng

đã thoát được nghèo, xây dựng nhà ở khang trang.

Từ những điển hình đi Ả-rập-Xê-út tạo ra hiệu ứng “trăm nghe không bằng một thấy”để NLĐ tham gia các thị trường XKLĐ động có thu nhập cao: ông Hà Văn Đậu (thôn Én) đã bàn bạc cùng với gia đình mạnh dạn vay vốn NHCS xã hội huyện 50 triệu (cho đối tượng là người DTTS, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách… tham gia XKLĐ), vay mượn thêm của anh em và bạn bè để cho con đi XKLĐ Đài loan, trước đây con ông đi làm công nhân ở miền nam công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh, đến nay sau ba tháng xuất cảnh con ông đã ổn định công việc, lương cơ bản hàng tháng 16,5 triệu đồng chưa tính làm thêm. Nguyên là một trưởng thôn lâu năm, ông Hà Văn Quang(thôn Tú) nắm rõ các chính sách về XKLĐ cộng với gia đình có điều kiện kinh tế ổn định, khi người con trai học xong THPT ông đã định hướng, đầu tư cho con đi Nhật bản du học, đến nay con ông không những đã tự trang trải ăn ở, học tập bên Nhật mà hàng tháng vẫn có dư, tiết kiệm để gửi tiền về cho gia đình. Em Vi Ngọc Tuệ (thôn Tân Thắng)là một trong 09 lao động đang háo hức chờ ngày xuất cảnh sang Nhật theo đơn hàng nông nghiệp ngắn hạn 6 tháng, dự kiến trừ hết mọi chi phí sau khi hoàn thành hợp đồng lao động về nước, mỗi lao động sẽ mang về thu nhập khoảng 160 triệu đồng.
Đồng chí Lò Xuân Lập, Phó chủ tịch UBND - Trưởng ban XKLĐ xã cho biết: “Nhờ tập trung lãnh chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn tạo mọi điều kiện cho người dân tham gia XKLĐ,các đơn hàng đi XKLĐ được cập nhật thường xuyên đến tất cả các khu dân cư, giúp người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lựa chọn được đơn hàng phù hợp, qua đó công tác XKLĐ của xã đã có những chuyển biến tích cực,khởi sắc trở lại, kết quả trong năm năm quađã có trên 50 lao động đi XKLĐ, hiệu quả của XKLĐ đem lại khá rõ nét, thu nhập ngoại tệ của lao động gửi về đã giúp các gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế, giảm nghèo ở địa phương.Kết quả XKLĐ của địa phương so sánh với các xã vùng xuôi vẫn còn khiêm tốn nhưng với đặc thù là xã miền núi, vùng đặc biệt khó khăn thì đó là cả một quá trình nỗ lực, cố gắng của địa phương. Cũng theo ông Lò Xuân Lập: “để công tác XKLĐ đạt hiệu quả ngoài việc nâng cao nhận thức, trình độ, tay nghề, kỹ năng, tác phong… cho NLĐ thì cái khó nhất cần tập trung tháo gỡ là nguồn vốn chi phí xuất cảnh, bởi đó là khó khăn lớn nhất khi NLĐ tham gia XKLĐ.
Thời gian tới, xã Xuân Thắng tiếp tục điều tra, khảo sát, lên danh sách những lao động có nhu cầu XKLĐ để tư vấn, định hướng cho NLĐ lựa chọn tham gia thị trường XKLĐ, với các đơn hàng phù hợp; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách và mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của công tác XKLĐ; tăng cường phối hợp tổ chức các hội nghị tư vấn XKLĐ; tạo điều kiện cho lao động có nhu cầu đi xuất khẩu, đặc biệt là đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Người viết bài

Lê Doãn Trình

Công chức Văn hóa - Xã hội (LĐ-TB&XH)

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)