Xã Xuân Thắng 30 năm xây dựng và trưởng thành.

Ngày 30/11/2014 20:06:24

Xã Xuân Thắng 30 năm xây dựng và trưởng thành.

XUÂN THẮNG 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Xuân Thắng là một trong 17 xã, thị trấn của huyện Thường Xuân, cách trung tâm huyện 30km về phía Tây Bắc. Thực hiện Quyết định số 111/HĐBT, ngày 29/9/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), xã Thắng Lộc được chia tách ra thành 02 xã Xuân Thắng và Xuân Lộc. Từ đó đến nay, xã Xuân Thắng đã trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành.

4.jpg

Không khí chuẩn bị lễ tổ chức 30 năm thành lập xã (29/9/1983-29/9/2013)


3.jpg

Lế tổ chức 30 năm thành lập xã

Từ khi được thành lập đến nay, địa giới hành chính xã Xuân Thắng tương đối ổn định, có ranh giới tiếp giáp với các xã như sau: phía Bắc xã giáp xã Xuân Lộc; Phía Nam giáp xã Cát Vân (huyện Như Xuân); phía Đông giáp xã Tân Thành và Luận Khê; phía Tây giáp xã Xuân Chinh. Địa hình của xã dạng lồi lõi, cao thấp không đều. Vùng thấp chiếm diện tích nhỏ là các thung lũng hẹp và vùng chân núi nơi hình thành các cánh đồng trồng lúa và khu dân cư, xây dựng các công trình phát triển kinh tế - xã hội, phúc lợi công cộng. Vùng đồi núi cáo chiếm phần lớn diện tích. Trên địa bàn xã có các ngọn núi cao như Bù Tây Thang (309,4m) ở phía Nam của xã, Bù Ngua (512,4m) ở phía Bắc của xã. Hệ thống sông suối ít, chỉ có Sông Đót từ huyện Như Xuân chảy qua địa bàn khoảng 5km, còn lại các khe suối nhỏ, nên nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp thiếu, nhất là vào mùa khô. Đặc điểm khí hậu của xã mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng miền núi Thanh Hoá: nắng nóng về mùa hè, rét buốt về mùa đông, khô hạn về mùa đông - xuân, mưa nhiều gây lũ lụt và giông bão về mùa hè - thu.

Hiện nay, dân số của xã 4.350 khẩu, 969 hộ, gồm 2 dân tộc: dân tộc Thái 4.263 người (chiếm 98%), dân tộc Kinh 87 người (chiếm 2%) mới định cư từ sau năm 1962 theo chủ trương định canh định cư xây dựng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Đồng bào dân tộc Thái sớm có mặt trên vùng đất này, đã cùng chung lưng đấu cật khắc phục khó khăn, chống chọi với thú dữ và thiên tai, địch họa để tạo lập, xây dựng cuộc sống, giữ gìn và phát huy sắc thái, bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Từ cuối thời Trần, vùng đất xã Xuân Thắng đã tương đối phát triển, bước vào giai đoạn mới. Nếu như các bản làng nười Thái xung quanh vẫn là các động, sách - tức đơn vị hành chính cơ sở mang tính tự quản, thì nơi đây chính quyền phong kiến trung ương đã cho thiết lập bộ máy hành chính cơ sở chính thức với tên gọi thôn Thọ Thắng (thôn tương đương xã). Tên gọi này là sự chuyển âm tên gọi bản làng của đồng bào dân tộc Thái sang tiếng Việt theo âm Hán - Việt: Thọ xuất phát từ Khó - Ban Khó, Thắng xuất phát từ Săng - Ban Săng. Thọ Thắng là 1 trong 12 thôn, động, sách (đơn vị hành chính cơ sở) của huyện Thọ Xuân - cũ, thuộc trấn Thanh Đô. Cuối đời Lê, do thiên tai, giặc giã liên miên, hơn một nửa số đơn vị hành chính cơ sở của huyện Thọ Xuân nhân dân lưu tán hết, nhân dân Thọ Thắng, cùng với nhân dân Mậu Lộc, Trịnh Vạn, Quân Thiên, Lâm Lự đã kiên trì bám trụ ở lại giữ đất, giữ làng tiếp tục xây dựng vùng đất này. Thời Nguyễn, triều đình phong kiến trung ương quyết định xóa tên huyện Thọ Xuân và nhập phần đất của huyện Thọ Xuân vào châu Lang Cháng. Thọ Thắng cùng với Mậu Lộc thuộc tổng Mậu Lộc, cùng với các tổng Trịnh Vạn, Quân Thiên, Lâm Lự thuộc châu Lang Chánh. Năm 1837, thành lập châu Thường Xuân trên cơ sở vùng đất huyện Thọ Xuân - cũ. Lúc này thôn Thọ Thắng, đổi thành xã Thọ Thắng, thuộc tổng Trịnh Vạn, châu Thường Xuân cho đến cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới chế độ phong kiến và thực dân nửa phong kiến, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong xã hết sức khó khăn, lạc hậu. Bọn tay sai phong kiến, lang đạo, chủ đất và chủ tư bản Pháp cho thực hiện và duy trì chính sách ngu dân hết sức phản động, nhân dân bị áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất và tài nguyên rừng đều do tay sai phong kiến, lang đạo, chủ đất và chủ tư bản Pháp nắm giữ, chiếm đoạt. Phần lớn nhân dân không có tư liệu sản xuất, phải cày thuê cuốc mướn; thường xuyên chịu phu phen, tạp dịch, chịu nhiều thứ thuế khóa vô lý, nặng nề, cuộc sống ngày càng cơ cực, bần hàn, không lối thoát.

Ngày 03/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Do tay sai phong kiến và chủ tư bản Pháp kìm kẹp, giam hãm, bưng bít thông tin… nên ở Thọ Thắng nói riêng và châu Thường Xuân nói chung chưa có điều kiện thành lập các tổ chức cách mạng và tổ chức Đảng. Cuối năm 1936, đồng chí Nguyễn Ngọc Chấn (quê ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) được Chi bộ Neo - Quần Kênh (huyện Thọ Xuân) bố trí đưa về thôn Dín để hoạt động với danh nghĩa là thầy giáo dạy chữ Quốc ngữ. Sau một thời gian ngắn tổ chức dạy học, đồng chí Chấn đã bí mật tuyên truyền và giác ngộ cách mạng cho 2 đồng chí Vi Đức Kính, Vi Thế Cảnh, là con em xã Xuân Thắng. Thông quan các đồng chí Kính, Cảnh, đồng chí Chân tiếp tục tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho nhiều công nhân, thợ cội, thợ cành hoành và nhân dân trong xã… Thời gian này, dưới sự tổ chức lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh dân sinh - dân chủ diễn ra và thu được thắng lợi ở nhiều địa phương. Đồng chí Chấn, Kính, Cảnh đã xây dựng kế hoạch vận động tổ chức một cuộc đình công lớn đòi quyền lợi chính đáng cho công nhân, thợ cội, thợ hoành và nhân dân lao động. Cuộc đình công đã diễn ra từ đầu đến cuối tháng 05/1937, tại nhiều địa điểm trên địa bàn xã Xuân Thắng. Trước sự kiên trì và quyết liệt đấu tranh của 2.000 công nhân, thợ cội, thợ cành hoành và nhân dân các tổng Trịnh Vạn, Luận Khê, Thanh Quân… buộc chủ tư bản Pháp phải chấp nhận một số yêu sách. Thắng lợi của cuộc đình công đã gây được tiếng vang lớn, đóng góp tiếng nói đấu tranh của nhân dân xã Xuân Thắng và nhân dân huyện Thường Xuân vào phong trào dân sinh - dân chủ ở miền núi Thanh Hóa, tiến tới giai đoạn đấu tranh cách mạng tiếp theo, nổi dậy giàn chính quyền về tay nhân dân trong cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 diễn ra thành công trên cả nước. Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhân dân cả nước được Đảng và Chính phủ Hồ Chí Minh đề ra là phải nhanh chóng xóa nạn đói, nạn dốt, xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, tổ chức lực lượng bảo vệ, giữ gìn nền độc lập của đất nước vừa mới giành được. Thực hiện các nhiệm vụ này tại xã Thọ Thắng, do trình độ nhận thức và giác ngộ cách mạng của nhân dân còn hạn chế, thế lực và ảnh hưởng của lang đạo, chủ đất còn lớn, nên cuộc đấu tranh diễn ra vô cùng quyết liệt, phải thực hiện thành nhiều bước. Thời gian đầu mới giành chính quyền, trưởng tiểu ban các thôn bản; các chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên quân sự, ủy viên tài chính xã đều do lang đạo, chủ đất - thành phần của chế độ cũ nắm giữ. Đầu năm 1946, thực hiện chủ trương sắp xếp lại các cấp hành chính chỉ còn 4 cấp: trung ương - tỉnh - huyện - xã, xã Thọ Thắng tháp nhập với xã Mậu Lộc thành lập xã Thắng Lộc, chủ tịch lâm thời là ông Vi Văn Toại (làng Thắng), Phó Chủ tịch ông Cầm Bá Quý. Đến cuối năm 1946, bầu cử HĐND xã lần thứ nhất, ông Lò Chí Bỉnh (làng Cộc) được bầu làm Chủ tịch, ông Hà Văn Ấn - Phó Chủ tịch, Trưởng công an là ông Vi Phúc Thường, Xã đội trưởng là ông Vi Hồng Oanh. Tuy chưa có tổ chức Đảng lãnh đạo trực tiếp song nhân dân trong xã đã tích cực tham gia các phong trào cách mạng như tích cực sản xuất cứu đói, đóng góp tiền, vàng trong, của cải trong tuần lễ vàng, tuần lễ đồng, xây dựng hũ gạo kháng chiến, lúa khao quân, công phiếu - công trái kháng chiến…

Tháng 4/1949, tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên của huyện được thành lập (tiền thân của Đảng bộ huyện), đảng viên chủ yếu là các đồng chí cán bộ trong Tổ công tác của Ủy ban Thượng du. Đồng chí Đỗ Xuân Trịnh, được Chi bộ bộ giao nhiệm vụ bám, nắm địa bàn xã Thắng Lộc để vận động xây dựng nhân cốt và lực lượng cách mạng. Qua sự tuyên truyền, giác ngộ cách mạng của đồng chí Trịnh, nhiều người con của quê hương Thắng Lộc đã được vận động vào Hội Kháng chiến, xây dựng tổ chức Hội đến tất cả các chòm bản. Một số hội viên tích cực của Hội Kháng chiến được bồi dưỡng, thử thách, giới thiệu kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam, đó là các đồng chí đồng chí Hà Văn Dũng, Lò Chí Bỉnh, Lục Kim Thành.

Cuối năm 1949, Tổ đảng xã Thắng Lộc được thành lập, đồng chí Hà Văn Dũng được chỉ định làm Tổ trưởng, đến năm 1951, phát triển thành Chi bộ Đảng cơ sở xã, gồm 12 đảng viên, đồng chí Vi Hồng Oanh được cử giữ chức Bí thư Chi bộ. Sau khi ra đời, tổ Đảng, chi bộ Đảng của xã, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã tổ chức nhân dân tiến hành các đợt đấu tranh chính trị hạ uy thế của lang đạo, chủ đất; giành ruộng đất về cho dân cày; từng bước loại bỏ lang đạo, chủ đất ra khỏi bộ máy chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội; chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục; xây dựng lực lượng dân quân - du kích sẵng sàng chiến đấu bảo vệ quê hương; vận động con em, nhân dân trong xã tòng quân lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với tổ quốc, tham gia dân công, thanh niên xung phong... Đặc biệt trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dù nhân dân còn đói nghèo nhưng hàng năm xã đều hoàn thành nghĩa vụ đóng góp lương thực, thực phẩm cho nhà nước; hàng chục con em tham gia lực lược quân đội nhân dân Việt Nam tham gia chiến đấu tại các chiến trường; hàng ngàn lượt người tham gia dân công tiếp lương tải đại từ các kho thóc trên địa bàn huyện đến các chiến trường… đóng góp một phần công sức nhỏ bé làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc.

Thất bại nặng nề ở Điện Biên phủ ngày 07/5/1954, buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ tuyên bố trắng trợn không ràng buộc các nội dung của hiệp định đã tiến hành hất cẳng thực dân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam lập nên Chính phủ tay sai bù nhìn Ngô Đình Diệm. Cùng với toàn miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân Thắng Lộc bước vào thực hiện 2 nhiệm vụ lớn vừa xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN, vừa đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và ngụy quyền ở Miền Nam.

Kế thừa và phát huy kết thành quả đạt được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ và nhân dân trong xã đã có nhiều cố gắng vươn lên vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Dưới sự tổ chức lãnh đạo của chi bộ xã, các phong trào diễn ra hết sức sôi nổi như "ba ngọn cờ hồng" xây dựng HTX tín dụng, mua bán, HTX nông nghiệp, từng bước hình thành quan hệ sản xuất XHCN. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp phong trào ứng dụng tiến bộ KHKT, giống mới vào sản xuất thực sự là một cuộc cách mạng, đưa năng suất lúa, cây lương thực tăng từ 30 - 50% như cây lúa tăng từ 3,5 tấn/ha/năm lên 4,5 - 4,8 tấn/ha/năm.

Về chính trị, căn cứ vào số lượng đảng viên, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu cách mạng của xã giai đoạn mới, năm 1965, chi bộ xã được huyện cho phép phát triển thành Đảng bộ xã. Đây là niềm cổ vũ, động viên to lớn để Đảng bộ và nhân dân trong xã vượt lên khó khăn thử thách, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trước mắt cũng như lâu dài. Đây cũng là thời điểm không quân Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh leo thang lần thứ nhất bắn phá miền Bắc XHCN. Cùng với toàn miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân trong xã nhanh chóng chuyển hướng chiến lược sản xuất thời bình sang thời chiến, tích cực hưởng ứng và phát động sâu rộng các phong trào thi đua "5 tấn thắng Mỹ", "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt"; phong trào "Thanh niên 3 sẵn sàng", "Phụ nữ 3 đảm đang"... đóng góp sức người, sức của góp phần giữ vững miền Bắc XHCN, chi viện giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Ngày 30/5/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc toàn thắng, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cả nước tiến lên xây dựng CNXH. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn chưa chịu từ bỏ ý định chống phá cách mạng nước ta gây ra các cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Một lần nữa Đảng bộ và nhân dân trong xã lại huy động sức người sức của chi viện cho các chiến trường góp phần giữ vững nền độc lập, bảo vệ từng tất đất thiêng của Tổ quốc. Tổng kết các cuộc chiến tranh, nhân dân Thắng Lộc mặc dù còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn song cũng đã cố gắng vươn lên đóng góp sức người sức của. Riêng xã Xuân Thắng hàng trăm con em trong xã đã tòng quân lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, trong đó 33 người đã nằm lại các chiến trường, hơn 15 người trở về không lành lặn là những thương binh, hơn 100 người tham gia thanh niên xung phong, 01 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, nhiều cá nhân và tập thể trong xã được Đảng, Nhà nước trao tặng huân, huy chương, bằng khen các loại và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Cùng với việc thực hiện hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc về sức người, sức của, Đảng bộ và nhân dân trong xã đã tích cực triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước các cấp về hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, đặc biệt là triển khai thực hiện chủ trương về đổi mới phát triển kinh tế - xã hội quyết tâm “làm cho sản xuất bung ra” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa IV) và Nghị quyết số 36-NQ/TW (1980) của Ban Bí thư về chủ trương đổi mới công tác tổ chức cán bộ. Đây là những bước chuẩn bị căn bản và quan trọng cho xã Xuân Thắng bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới, thực hiện Quyết định số 111/HĐBT ngày 29 tháng 9 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã của tỉnh Thanh Hoá, huyện Thường Xuân chia xã Thắng Lộc thành 02 xã Xuân Thắng và Xuân Lộc. Xã Xuân Thắng chính thức được thành lập, gồm có 8 thôn bản, lúc đó cũng chính là các HTX nông nghiệp, diện tích 4.138,38 ha, dân số 4.350 người. Chi bộ (sau này là Đảng bộ) xã cũng được tách ra từ Đảng bộ Thắng Lộc, gồm có 16 đảng viên, đồng chí Lương Công Tuyên được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy lâm thời, đồng chí Vi Đức Tài, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã.

Ra đời đúng vào thời kỳ đất nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế, ngoài những khó khăn chung, xã Xuân Thắng có những khó khăn riêng. Đó là cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều thiếu thốn: trụ sở làm việc của Đảng uỷ, HĐND - UBND xã, MTTQ và các đoàn thể, các trường học, trạm xá đều là nhà tạm, hoặc mượn nhà dân; điện, nước sạch không có, đường xá lâu năm chưa được tu bổ, mở rộng, nhất là các tuyến đường giao thông nông vào thôn Xem, Én, Xương. Bước đầu thực hiện quy mô lại các HTX theo thôn bản và giao khoán sản xuất theo tinh thần chỉ thị 100, hoạt động điều hành sản xuất của các HTX còn lúng túng, người nông dân nhận giao khoán chưa nhận thức hết lợi ích được hưởng, tỉ lệ ứng dụng khoa học kỹ thuật, giống mới thấp… nên năng suất, sản lượng tăng không đáng kể, hàng hóa tiêu dùng vẫn rất khan hiếm, đời sống nhân dân chưa được cải thiện, vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn.

Được sự giúp đỡ của Huyện ủy, HĐND - UBND huyện và các ban ngành, đoàn thể ở huyện, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Xuân Thắng từng bước vươn lên khắc phục khó khăn, thiếu thốn. Công tác tổ chức cán bộ được Đảng bộ đặt lên hàng đầu nhằm tạo ra bước đột phá trong tổ chức lãnh đạo phong trào vì đội ngũ cán bộ xã vừa thiếu, vừa yếu, đại bộ phận cán bộ là quân nhân xuất ngũ trở về, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý lãnh đạo hạn chế. Đảng bộ từng bước bố trí, sắp xếp và tiến hành quy hoạch gửi đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị tạo nguồn cán bộ lâu dài. Tháng 4/ 1984, Đảng bộ tổ chức Đại hội lần thứ nhất để củng cố, kiện toàn Ban Chấp hành, đồng chí Lương Công Tuyên được cử giữ chức Bí thư Đảng ủy, đồng chí Hà Huy Thiếp, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã. Sau Đại hội Đảng bộ, Chính quyền, MTTQ, các đoàn thể được củng cố, kiện toàn lại nhằm đáp ứng yêu cầu tổ chức lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của địa phương.

Việc xây dựng, củng cố cơ ở vật chất được Đảng bộ hết sức quan tâm thực hiện, vừa tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của các cấp các ngành, vừa phát huy nội lực nhân dân trong xã, Đảng bộ đã tổ chức phát động nhiều đợt chiến dịch làm tu bổ đường 703 chạy qua địa bàn xã, các tuyến đườn giao thông nông thôn; tu bổ hồ đập, mương máng thủy lợi, xây dựng trường học, trạm xá... đáp ứng được yêu cầu phát triển trước mắt của xã. Bên cạnh đó, Đảng bộ tích cực triển khai thực hiện 1 cách đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước các cấp về phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là Chỉ thị 02-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về khắc phục, sửa chữa khuyết điểm trong thực hiện khoán 100 gắn với đổi mới tổ chức quản lý HTX nông nghiệp. Đời sống kinh tế - xã hội đã có những bức chuyển biến quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để Đảng bộ bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI quyết định triển khai thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, đặc biệt là chủ trương thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: “lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”, Đảng bộ xã từng bước lãnh đạo chuyển đổi cơ chế quản lý sản xuất, đẩy mạnh thực hiện khóa 100, từ sau năm 1988 là khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VI) giao khoán ruộng đất đến từng hộ gia đình; từng bước vận hành cơ cấu kinh tế mới theo hướng cân đối giữa trồng trọt với chăn nuôi, phát triển nâng cao tỷ trọng các ngành lâm nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, đưa kinh tế - xã hội của xã từng bước đi lên. Về văn hoá - xã hội, quy mô trường lớp các bậc học mở rộng, đáp ứng nhu cầu học tập của con em; trạm xá xã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu, thực hiện các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia đạt kết quả tốt, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân tăng lên, số hộ mua sắm được phương tiện nghe nhìn như ra-đi-ô, cát-séc, ti-vi, xe máy ngày một nhiều; phong trào rèn luyện thể dục thể thao phát triển, các thôn đều quy hoạch sân chơi bãi tập, độ tuyển của xã tham gia thi đấu tuyến huyện đạt được nhiều giải thưởng cao.

Tháng 6/ 1996, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII được tiến hành quyết định đưa nước ta vào giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vận dụng thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII trong điều kiện xã miền núi vùng cao còn nhiều khó khăn như giao thông chưa đồng bộ, điện thoại, điện sáng chưa có, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân đã được nâng lên đáng kể nhưng còn kém xa các xã miền xuôi… Đảng bộ xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn xã là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông - lâm nghiệp và nông thôn, để thực hiện được mục tiêu này phải xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với tiềm năng, lợi thế của xã và ưu tiên là xây dựng, củng cố hạ tầng kinh tế - xã hội như đường xá, mương bai thủy lợi, trường học, nhà họp thôn… tạo ra động lực phát triển mới… Do đó từ, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V nhiệm kỳ 1996 - 2000, Đảng bộ xã Xuân Thắng đã xây dựng và kiên trì thực hiện cơ cấu kinh tế: lâm nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tranh thủ sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, các tổ chức, phát huy tối tiềm năng lợi thế và nội lực trong nhân dân đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng hàng năm... đến nay đạt được các kết quả như sau:

Về phát triển kinh tế: Từ năm 1996 đã cơ bản hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ dân sử dụng ổn định lâu dài với trên 1.300 ha. Kinh tế rừng nhanh chóng phát triển, đã triển khai phát triển lâm nghiệp theo các dự án ADB có hiệu quả; diện tích keo trên 500ha, luồng 350ha và bảo vệ diện tích nứa, vầu, đem lại nguồn thu chủ yếu cho người dân. Thực hiện đề án phát triển cây cao su tiểu điền, xã tổ chức cho nhân dân trồng được 150ha và triển khai từ này đến 2015 trồng trên 300ha, thành một trong những xã của huyện có diện tích cao su lớn nhất và đưa lại nguồn thu chủ yêu cho người dân. Phối hợp với BQL rừng Sông Đằn quản lý trên 2.100ha rừng phòng hộ.

Trong trồng trọt và chăn nuôi cũng có bước phát triển, sau khi có Chỉ thị số 07 của Tỉnh uỷ, xã đã nhanh chóng giao đất ruộng cho hộ dân sản xuất ổn định lâu dài, từ diện tích đất ruộng ít cộng với khai hoang, đến nay toàn xã có trên 180ha đất lúa; áp dụng khoa học kỹ thuật, giống mới vào sản xuất, nâng năng suất trung bình đạt trên 55tạ/ha, sản lượng lương thực đạt trên 645tấn, đã cơ bản đảm bảo an ninh lương thực ở địa phương. Ngoài diện tích lúa, toàn xã còn trên 150ha sắn và 50ha mía, hàng năm cung cấp cho các nhà máy chế biến. Với diện tích đất rộng, chăn nuôi gia súc, gia cầm được quan tâm, đàn trâu bò có trên 2.000 con, đàn lợn trên 3.000 con, gia cầm các loại trên 17.000 con, vừa là nguồn thực phẩm vừa là hàng hoá tăng thu nhập cho mỗi hộ gia đình.

Lâm - nông nghiệp phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện, đến nay xã không còn hộ đói, số hộ nghèo theo tiêu chí mới là 623 hộ (chiếm 64%), số hộ khá tăng lên 10%, 65% số hộ có nhà kiên cố, 95% số hộ có xe máy 100% số hộ có các phương tiện nghe nhìn, 70% hộ có điện thoại cố định, 100% hộ có số thuê bao di động, có điểm truy cập In-tơ-nét công cộng… Tính đến cuối kỳ năm 2012, mức thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 4 triệu đồng/người/năm, cao gấp 2,5 lần so với năm 1990, tổng giá trị nền kinh tế xã đạt 35 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế là lâm nghiệp: 40%, nông nghiệp: 45%, dịch vụ: 15%.

Xây dựng nông thôn mới luôn được xã quan tâm chú trọng, xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh ở địa phương, cho nên trong triển khai các nhiệm vụ của các cấp, các ngành cấp trên chỉ đạo và các nhiệm vụ của địa phương đề ra luôn được xã gắn kết với nhau để thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua mặc dù địa bàn rộng, dân cư ít, sinh sống không tập trung, xã đã lập được đề án và quy hoạch sử dụng đất, hướng dẫn cụ thể các tiêu chí xây dựng nông thôn mới do nhân dân là chủ thể thực hiện như làm đường giao thông nông thôn, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, văn hóa... Trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập xã, đã phát động nhân dân ra quân làm đường giao thông nông thôn để đường làng thông thoáng, từng bước bê tông hóa và dọn dẹp vệ sinh môi trường.
2.jpg

Người dân hưởng ứng làm đường giao thông liên thôn xây dựng Nông thôn mới

Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng đồng bộ: chương trình điện khí hoá nông thôn đã cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, đã có 5 trạm biến áp hạ thế dung lượng 150KVA và hệ thống dây điện hạ thế 0,4KV kéo về trung tâm 8 thôn, hơn 80% hộ dân đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Cơ sở vật chất bưu chính viễn thông đã có 01 điểm bưu điện văn hoá xã có điểm truy cập internet cộng đồng, 4 trạm thu phát sóng di động của Viettel, Vinaphone bao phủ sóng đến tất cả các thôn, điện thoại di động được sử dụng rộng rãi. Có 8/8 thôn đã xây dựng nhà văn hoá làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Tuyến đường tỉnh lộ 703 đi qua giữa xã và các tuyến đường ATK đi vào các thôn Én, Xương, Xem đã được nhựa hóa trên 30km, đi lại và trao đổi hàng hóa thuận lợi hơn trước và hơn nhiều các thôn xã bạn. Các công trình đập thủy lợi đã hình thành, đã xây dựng 3 đập thủy lợi tại các thôn Đót, Tân Thắng, Xem đáp ứng một phần tưới nước cho sản xuất nông nghiệp; tiếp tục đề nghị sửa chữa đập Tà Cu (thôn Dín), làm mới đập thủy lợi Tà Khó (thôn Tân Thọ) tạo thành hệ thống đập thủy lợi đồng bộ, đáp ứng cơ bản cung cấp nguồn nước cho sản xuất của nhân dân các thôn. Chương trình kiên hoá trường lớp học đã được đầu tư theo chương trình 159, 174, 20 của Chính phủ, đến nay 100% số lớp học được xây dựng kiên cố, chấm dứt tình trạng phải học 2 ca/ngày. Trụ sở cơ quan công sở xã đã được xây dựng văn minh - sạch đẹp, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức xã có nơi làm việc và thuận lợi cho công tác tiếp dân, giải quyết chế độ, chính sách, quyền lợi của nhân dân.


3h.jpg
Xuân Thắng đang đổi mới từng ngày

Về văn hóa - xã hội: Sự nghiệp trồng người được chăm lo, chú trọng ở cả 3 cấp bậc học do đó các nhà trường không ngừng mở rộng về quy mô, phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt có hiệu quả. Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn hàng năm đều tăng lên. Về giáo dục mũi nhọn, tính riêng 10 năm học từ 2003 đến 2013, các nhà trường đã có 260 em học sinh giỏi cấp huyện, 15 em học sinh giỏi cấp tỉnh; giáo viên giỏi cấp huyện là 45 lượt người, cấp tỉnh là 12 lượt. Cả 3 trường học đều đã khai trương xây dựng cơ quan văn hoá và đang xây dựng trường chuẩn quốc gia. Con em xã hàng năm có từ 10 đến 15 em thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước, xã là một trong những đơn vị đầu tiên của huyện nhà thành lập được Trung tâm học tập cộng đồng với các nội dung hoạt động phong phú, được các cấp và ngành đánh giá cao. Hội khuyến học - khuyến tài cũng ra đời sớm, kịp thời xây dựng chương trình hành động đẩy mạnh việc xây dựng “xã hội học tập” theo chủ trương của Đảng và nhà nước, đẩy mạnh việc xây dựng gia đình hiếu học, thôn hiếu học, xây dựng quỹ khuyến học - khuyến tài để khuyến khích các em học sinh nghèo vượt khó. Do thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục, nên đã huy động được sức dân cùng đóng góp cho nền giáo dục địa phương để xây dựng cơ sở vật chất lên tới 100 triệu đồng.

Cùng với việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được Đảng bộ, chính quyền chú trọng. Cơ sở vật chất cho Trạm xá được đầu tư, đội ngũ cán bộ từ trạm xá xã đến y tế thôn bản thường xuyên được tăng cường, hàng năm khám chữa bệnh cho nhân dân vượt kế hoạch 25-30%, bình quân cứ 01 người dân trong xã được khám chữa bệnh 01 lần/năm, triển khai thực hiện tốt công tác y tế dự phòng và các chương trình y tế quốc gia, thực hiện tư vấn sức khỏe sinh sản và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình góp phần kiềm chế gia tăng dân số hàng năm giảm xuống 0,85- 0,9%/năm, nâng cao sức khỏe bà mẹ trẻ em, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng...

Việc xây dựng gia đình văn hoá, gia đình "ông bà mẫu mực con cháu hiếu thảo", bình quân hàng năm có từ 50 -65% số hộ được công nhận “Gia đình văn hoá”. Các quy ước, hương ước của các thôn, nội quy-quy định của các cơ quan liên tục được bổ sung, hướng tới xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, văn minh. Đặc biệt, thực hiện chủ trương đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động, từ năm 1998 đến nay 8/8 làng và 2 trường học thuộc xã đã khai trương xây dựng đơn vị văn hoá, từ năm 2003 đến nay có 4/10 đơn vị được cấp huyện công nhận và duy trì danh hiệu liên tục trong các năm. Phong trào thể dục thể thao tiếp tục được khơi dậy mạnh mẽ ở cả các thôn và các cơ quan với nhiều môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông. Hàng năm có từ 200-230 hộ gia đình đạt gia đình thể thao.

Các chính sách an sinh xã hội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa diễn ra thường xuyên, liên tục, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Hàng năm đều giành phần quà tặng cho các hộ chính sách, các hộ và các cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Vận động quyên góp ủng hộ đông bào bị thiên tai, nạn nhân chiến tranh được hơn 10 triệu đồng. Tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các gia đình liệt sĩ, thương binh. Hỗ trợ sửa chữa nhiều nhà cho đối tượng thương binh nặng, cùng gia đình, dòng họ xây dựng các nhà tình thương-tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho các hộ chính sách, hộ nghèo. Các chính sách của Đảng và Nhà nước như chương trình 135, 134, 167, 30a về hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, xoá nhà tranh tre dột nát, khám chữa bệnh, học hành và các nguồn vốn vay xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, luôn được xã quan tâm giải quyết kịp thời.

Về quốc phòng - an ninh: việc nhận thức về tình hình trong nước, thế giới và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong giai đoạn mới được Đảng bộ, chính quyền quan tâm quán triệt sâu sắc đã nêu cao được tinh thần cảnh giác, chống âm mưu “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch. Thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, đã vận động được 100 thanh niên lên đường nhập ngũ, hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao. Triển khai Pháp lệnh Dân quân tự vệ, tổ chức xây dựng lực lượng dân quân nòng cốt, dân quân tại chổ, hàng năm tổ chức diễn tập các phương án phòng thủ được cấp trên đánh giá cao và tham gia diễn tập quân sự theo chủ trương của cấp trên có hiệu quả.

Trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, nhiều năm liên tục không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng. Lực lượng an ninh được tăng cường, thành lập Ban chỉ đạo theo đề án 375 và chỉ thị 10 của UBND tỉnh, các tổ an ninh trật tự, an ninh xã hội, để thực hiện công tác tuần tra, canh gác; công tác hộ tịch-hộ khẩu đi vào nền nếp, kỷ cương. Công tác phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể theo đúng quy chế được xây dựng, các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, đã góp phần kiềm chế tội phạm, tai, tệ nạn xã hội, ngăn chặn việc truyền đạo trái phép, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế- xã hội phát triển, góp phần xây dựng địa bàn an toàn làm chủ. Trong các năm qua xã đã được công nhận là đơn vị quyết thắng.

- Về xây dựng hệ thống chính trị và xây dựng Đảng:

HĐND luôn quan tâm đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ họp, quyết nghị những vấn đề trọng yếu của địa phương, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh; thực hiện tốt chức năng giám sát hoạt động của UBND theo luật định; phối hợp với MTTQ tổ chức thành công các cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp. Công tác quản lý, điều hành của UBND thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động. UBND đã thực thi tốt các quyết nghị của Đảng ủy, HĐND, phát huy hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu. Triển khai có hiệu quả chủ trương cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” giảm bớt phiền hà cho nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và giải quyết các đơn thư của công dân, thực hiện công khai quản lý ngân sách, đất đai, xây dựng cơ bản được quan tâm thường xuyên.

MTTQ và các đoàn thể không ngừng đổi mới phương pháp và nội dung hoạt động để thu hút ngày càng nhiều đoàn viên, hội viên tham gia. MTTQ đã làm tốt chức năng là trung tâm khối đại đoàn kết thực hiện nhiều cuộc vận động quyên góp ủng hộ, vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; thực hiện tốt chức năng là “cầu nối” giữa nhân dân với chính quyền, đảng bộ. Các đoàn thể không ngừng phát động các phong trào thi đua gắn với thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, được cấp trên đánh giá là vững mạnh.

Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được xem là khâu then chốt, quyết định mọi thắng lợi. Do đó, cả bốn mặt công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức, công tác kiểm tra, công tác dân vận được Đảng bộ quan tâm thích đáng. Với đặc thù là mới được chia tách số lượng đảng viên ít, đến những năm 1990 toàn Đảng bộ mới có 37 đảng viên sinh hoạt tại 8 chi bộ thì đến nay đã phát triển lên đến 187 đảng viên; đón nhận thêm 5 chi bộ, gồm: Tiểu học năm 2001, Trường THCS năm 2004, Trạm y tế năm 2004, cơ quan xã năm 2008 và Trường Mần non năm 2009, nâng số chi bộ lên 13 chi bộ. Đảng viên trong Đảng bộ luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các chi bộ đã lãnh đạo đơn vị, cơ quan thực hiện có kết quả các nhiệm vụ do cấp trên giao và chương trình, mục tiêu đề ra, đặc biệt đã thực hiện tốt các Chỉ thị số 06, 03 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”; củng cố bộ máy tổ chức Đảng gắn với thực hiện xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh và kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy chính quyền, MTTQ, các đoàn thể. Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ đã được các cấp ghi nhận, nhiều năm Đảng bộ được công nhận là đơn vị trong sạch vững mạnh.

Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn chung của đất nước và địa phương, bên cạnh những thành tích đạt được, xã vẫn còn một số tồn tại, yếu kém đó là: phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, tăng trưởng chưa thật bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội chưa đồng bộ. Giáo dục phát triển chưa đồng đều; giảm nghèo chưa vững chắc; đời sống một bộ phận nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. An ninh trật tự còn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tình hình trên có nguyên nhân khách quan, song về chủ quan là chưa làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, chủ động nắm bắt và khai thác có hiệu quả các lợi thế; lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có lúc, có nơi còn chưa thật sâu sát và quyết liệt; giải pháp phát triển kinh tế - xã hội chưa đủ mạnh và còn thiếu tập trung; huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế; công tác tổ chức, cán bộ có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

30 năm, hành trình chưa dài so với tiến trình lịch sử của vùng đất này. Tuy còn những tồn tại yếu kém nhưng có thể khẳng định rằng xã đã có bước phát triển vượt bậc và mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Thành quả đó là sản phẩm của công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quản lý điều hành của chính quyền và tinh thần làm chủ của nhân dân.Bài học chủ yếu mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong xã đúc rút từ trong truyền thống, thực tiễn 30 năm tổ chức lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trên địa bàn xã là:

1. Phát huy truyền thống Đại đoàn kết theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” bao gồm đoàn kết trong Đảng, trong hệ thống chính trị và đoàn kết toàn dân. Sự đoàn kết, nhất trí được phát huy trong thời chiến đã quy tụ thành chủ nghĩa yêu nước, sản sinh ra những người con dũng cảm chiến đấu quên mình vì độc lập, tự do của dân tộc; trong giai đoạn hiện nay tinh thần ấy là sức mạnh để Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã vượt qua những khó khăn thử thách, vươn lên để xây dựng quê hương ngày càng đẹp giàu.

2. Tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Để thực hiện nội dung quan trọng này Đảng bộ phải thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ hợp lý, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn kế cận lâu dài.

Trong mọi công tác, Đảng bộ, chính quyền phải thực sự lấy dân làm gốc, không ngừng chăm lo nâng cao đời sống cho nhân dân, thực hiện tốt dân chủ XHCN, thực hiện các công việc phải cho “dân biết, do dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thủ hưởng”. Cán bộ, đảng viên phải là “công bộc của dân”, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân. Đây cũng chính là sức mạnh, vũ khí đấu tranh chống lại sự chia rẽ, suy thoái về đạo đức, sự thoái hoá, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, tăng cường được mối đoàn kết gắn bó trong nhân dân và giữa Đảng bộ với nhân dân, là sức mạnh tinh thần vô giá để Xuân Thắng tiến hành CNH - HĐH thành công.

3. Phát huy tối đa nội lực và sức dân dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của các cấp uỷ Đảng đối với Chính quyền, các ngành, đoàn thể để phòng chống tham nhũng, lãng phí, đẩy mạnh tiến độ thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển, các đề án, dự án như xây dựng nông thôn mới, phát triển cây cao su, cây luồng, bảo vệ tái sinh rừng nứa, vầu… phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cần cù lao động, sáng tạo của lớp cha anh đi trước, phấn đấu thực hiện thành công xây dựng nông thông mới, đưa Xuân Thắng phát triển toàn diện, với những định hướng lớn từ nay đến năm 2015 như sau:

- Về lâm nghiệp: đẩy mạnh việc phát triển kinh tế rừng bền vững, với thế mạnh của về đất lâm nghiệp rộng, bảo vệ khoang nuôi rừng tái sinh, rừng nứa, vầu; phấn đấu trồng trên 350ha cây cao su tiểu điền và có diện tích trên 500ha luồng, tạo ra lượng hàng hóa lớn cho thị trường, tăng thu nhập cho các hộ dân.

- Giữ vững diện tích lúa và cây hoa màu các loại, áp dụng kỹ thuật nâng cao nâng suất, sản lượng lương thực, nhằm cơ bản đáp ứng nhu cầu lương thực.

- Phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao tầm vóc, đảm bảo số con hợp lý, không ảnh hướng đến lĩnh vực sản xuất khác và chăn nuôi gia cầm theo hướng mô hình trang trại, gia trại. Tuân thủ các quy định phòng chống dịch cho gia súc và gia cầm.

- Mở rộng và phát triển các ngành nghề dịch vụ, nhất là dịch vụ thương mại, dịch vụ vận tải, tín dụng, điện sáng, viễn thông, internet.

- Xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội: tiếp tục hoàn thiện hệ thống đường giao trên địa bàn xã, nhất các tuyến đường giao thông nông thôn nội thôn, nội xóm theo quy chuẩn; hình thành động bộ công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; sửa chữa các công trình nước sạch tập trung, phụ vụ nước sinh hoạt cho nhân dân.

- Từng bước hoàn thành và luôn giữ vững các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đạt được, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, làm tốt công tác y tế dự phòng. Sửa chữa, nâng các nhà văn hóa thôn, làm nơi sinh hoạt cộng động; đời sống văn hóa tinh thần nhân dân được nâng lên.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội đến với các đối tượng chính sách xã hội. Từng bước nâng cao tỷ lệ đào tạo cho lao động nông thôn.

- Đảm bảo vững chắc công tác quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần vào phát triển kinh tế.

- Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, lấy nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng đảng là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thường xuyên. Xây dựng chính quyền có đủ năng lực để cụ thể các chủ trương, chính sách của cấp trên và nghị quyết, kết luận của cấp ủy cùng cấp, tổ chức thực hiện có hiệu lực, hiệu quả. MTTQ và các đoàn thể tích cực chủ động xây dựng kế hoạch vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Với những kết quả đạt được cũng như những truyền thống lịch sử, văn hóa quý báu và những bài học kinh nghiệm đã được đúc rút, xã Xuân Thắng tiếp tục sẽ đi lên và toả sáng trong phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, đảm bảo về quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Bùi Văn Luọng, VP.HĐND-UBND, Tháng 9/2013.

XUÂN THẮNG 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Xuân Thắng là một trong 17 xã, thị trấn của huyện Thường Xuân, cách trung tâm huyện 30km về phía Tây Bắc. Thực hiện Quyết định số 111/HĐBT, ngày 29/9/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), xã Thắng Lộc được chia tách ra thành 02 xã Xuân Thắng và Xuân Lộc. Từ đó đến nay, xã Xuân Thắng đã trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành.

4.jpg

Không khí chuẩn bị lễ tổ chức 30 năm thành lập xã (29/9/1983-29/9/2013)


3.jpg

Lế tổ chức 30 năm thành lập xã

Từ khi được thành lập đến nay, địa giới hành chính xã Xuân Thắng tương đối ổn định, có ranh giới tiếp giáp với các xã như sau: phía Bắc xã giáp xã Xuân Lộc; Phía Nam giáp xã Cát Vân (huyện Như Xuân); phía Đông giáp xã Tân Thành và Luận Khê; phía Tây giáp xã Xuân Chinh. Địa hình của xã dạng lồi lõi, cao thấp không đều. Vùng thấp chiếm diện tích nhỏ là các thung lũng hẹp và vùng chân núi nơi hình thành các cánh đồng trồng lúa và khu dân cư, xây dựng các công trình phát triển kinh tế - xã hội, phúc lợi công cộng. Vùng đồi núi cáo chiếm phần lớn diện tích. Trên địa bàn xã có các ngọn núi cao như Bù Tây Thang (309,4m) ở phía Nam của xã, Bù Ngua (512,4m) ở phía Bắc của xã. Hệ thống sông suối ít, chỉ có Sông Đót từ huyện Như Xuân chảy qua địa bàn khoảng 5km, còn lại các khe suối nhỏ, nên nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp thiếu, nhất là vào mùa khô. Đặc điểm khí hậu của xã mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng miền núi Thanh Hoá: nắng nóng về mùa hè, rét buốt về mùa đông, khô hạn về mùa đông - xuân, mưa nhiều gây lũ lụt và giông bão về mùa hè - thu.

Hiện nay, dân số của xã 4.350 khẩu, 969 hộ, gồm 2 dân tộc: dân tộc Thái 4.263 người (chiếm 98%), dân tộc Kinh 87 người (chiếm 2%) mới định cư từ sau năm 1962 theo chủ trương định canh định cư xây dựng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Đồng bào dân tộc Thái sớm có mặt trên vùng đất này, đã cùng chung lưng đấu cật khắc phục khó khăn, chống chọi với thú dữ và thiên tai, địch họa để tạo lập, xây dựng cuộc sống, giữ gìn và phát huy sắc thái, bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Từ cuối thời Trần, vùng đất xã Xuân Thắng đã tương đối phát triển, bước vào giai đoạn mới. Nếu như các bản làng nười Thái xung quanh vẫn là các động, sách - tức đơn vị hành chính cơ sở mang tính tự quản, thì nơi đây chính quyền phong kiến trung ương đã cho thiết lập bộ máy hành chính cơ sở chính thức với tên gọi thôn Thọ Thắng (thôn tương đương xã). Tên gọi này là sự chuyển âm tên gọi bản làng của đồng bào dân tộc Thái sang tiếng Việt theo âm Hán - Việt: Thọ xuất phát từ Khó - Ban Khó, Thắng xuất phát từ Săng - Ban Săng. Thọ Thắng là 1 trong 12 thôn, động, sách (đơn vị hành chính cơ sở) của huyện Thọ Xuân - cũ, thuộc trấn Thanh Đô. Cuối đời Lê, do thiên tai, giặc giã liên miên, hơn một nửa số đơn vị hành chính cơ sở của huyện Thọ Xuân nhân dân lưu tán hết, nhân dân Thọ Thắng, cùng với nhân dân Mậu Lộc, Trịnh Vạn, Quân Thiên, Lâm Lự đã kiên trì bám trụ ở lại giữ đất, giữ làng tiếp tục xây dựng vùng đất này. Thời Nguyễn, triều đình phong kiến trung ương quyết định xóa tên huyện Thọ Xuân và nhập phần đất của huyện Thọ Xuân vào châu Lang Cháng. Thọ Thắng cùng với Mậu Lộc thuộc tổng Mậu Lộc, cùng với các tổng Trịnh Vạn, Quân Thiên, Lâm Lự thuộc châu Lang Chánh. Năm 1837, thành lập châu Thường Xuân trên cơ sở vùng đất huyện Thọ Xuân - cũ. Lúc này thôn Thọ Thắng, đổi thành xã Thọ Thắng, thuộc tổng Trịnh Vạn, châu Thường Xuân cho đến cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới chế độ phong kiến và thực dân nửa phong kiến, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong xã hết sức khó khăn, lạc hậu. Bọn tay sai phong kiến, lang đạo, chủ đất và chủ tư bản Pháp cho thực hiện và duy trì chính sách ngu dân hết sức phản động, nhân dân bị áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất và tài nguyên rừng đều do tay sai phong kiến, lang đạo, chủ đất và chủ tư bản Pháp nắm giữ, chiếm đoạt. Phần lớn nhân dân không có tư liệu sản xuất, phải cày thuê cuốc mướn; thường xuyên chịu phu phen, tạp dịch, chịu nhiều thứ thuế khóa vô lý, nặng nề, cuộc sống ngày càng cơ cực, bần hàn, không lối thoát.

Ngày 03/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Do tay sai phong kiến và chủ tư bản Pháp kìm kẹp, giam hãm, bưng bít thông tin… nên ở Thọ Thắng nói riêng và châu Thường Xuân nói chung chưa có điều kiện thành lập các tổ chức cách mạng và tổ chức Đảng. Cuối năm 1936, đồng chí Nguyễn Ngọc Chấn (quê ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) được Chi bộ Neo - Quần Kênh (huyện Thọ Xuân) bố trí đưa về thôn Dín để hoạt động với danh nghĩa là thầy giáo dạy chữ Quốc ngữ. Sau một thời gian ngắn tổ chức dạy học, đồng chí Chấn đã bí mật tuyên truyền và giác ngộ cách mạng cho 2 đồng chí Vi Đức Kính, Vi Thế Cảnh, là con em xã Xuân Thắng. Thông quan các đồng chí Kính, Cảnh, đồng chí Chân tiếp tục tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho nhiều công nhân, thợ cội, thợ cành hoành và nhân dân trong xã… Thời gian này, dưới sự tổ chức lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh dân sinh - dân chủ diễn ra và thu được thắng lợi ở nhiều địa phương. Đồng chí Chấn, Kính, Cảnh đã xây dựng kế hoạch vận động tổ chức một cuộc đình công lớn đòi quyền lợi chính đáng cho công nhân, thợ cội, thợ hoành và nhân dân lao động. Cuộc đình công đã diễn ra từ đầu đến cuối tháng 05/1937, tại nhiều địa điểm trên địa bàn xã Xuân Thắng. Trước sự kiên trì và quyết liệt đấu tranh của 2.000 công nhân, thợ cội, thợ cành hoành và nhân dân các tổng Trịnh Vạn, Luận Khê, Thanh Quân… buộc chủ tư bản Pháp phải chấp nhận một số yêu sách. Thắng lợi của cuộc đình công đã gây được tiếng vang lớn, đóng góp tiếng nói đấu tranh của nhân dân xã Xuân Thắng và nhân dân huyện Thường Xuân vào phong trào dân sinh - dân chủ ở miền núi Thanh Hóa, tiến tới giai đoạn đấu tranh cách mạng tiếp theo, nổi dậy giàn chính quyền về tay nhân dân trong cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 diễn ra thành công trên cả nước. Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhân dân cả nước được Đảng và Chính phủ Hồ Chí Minh đề ra là phải nhanh chóng xóa nạn đói, nạn dốt, xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, tổ chức lực lượng bảo vệ, giữ gìn nền độc lập của đất nước vừa mới giành được. Thực hiện các nhiệm vụ này tại xã Thọ Thắng, do trình độ nhận thức và giác ngộ cách mạng của nhân dân còn hạn chế, thế lực và ảnh hưởng của lang đạo, chủ đất còn lớn, nên cuộc đấu tranh diễn ra vô cùng quyết liệt, phải thực hiện thành nhiều bước. Thời gian đầu mới giành chính quyền, trưởng tiểu ban các thôn bản; các chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên quân sự, ủy viên tài chính xã đều do lang đạo, chủ đất - thành phần của chế độ cũ nắm giữ. Đầu năm 1946, thực hiện chủ trương sắp xếp lại các cấp hành chính chỉ còn 4 cấp: trung ương - tỉnh - huyện - xã, xã Thọ Thắng tháp nhập với xã Mậu Lộc thành lập xã Thắng Lộc, chủ tịch lâm thời là ông Vi Văn Toại (làng Thắng), Phó Chủ tịch ông Cầm Bá Quý. Đến cuối năm 1946, bầu cử HĐND xã lần thứ nhất, ông Lò Chí Bỉnh (làng Cộc) được bầu làm Chủ tịch, ông Hà Văn Ấn - Phó Chủ tịch, Trưởng công an là ông Vi Phúc Thường, Xã đội trưởng là ông Vi Hồng Oanh. Tuy chưa có tổ chức Đảng lãnh đạo trực tiếp song nhân dân trong xã đã tích cực tham gia các phong trào cách mạng như tích cực sản xuất cứu đói, đóng góp tiền, vàng trong, của cải trong tuần lễ vàng, tuần lễ đồng, xây dựng hũ gạo kháng chiến, lúa khao quân, công phiếu - công trái kháng chiến…

Tháng 4/1949, tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên của huyện được thành lập (tiền thân của Đảng bộ huyện), đảng viên chủ yếu là các đồng chí cán bộ trong Tổ công tác của Ủy ban Thượng du. Đồng chí Đỗ Xuân Trịnh, được Chi bộ bộ giao nhiệm vụ bám, nắm địa bàn xã Thắng Lộc để vận động xây dựng nhân cốt và lực lượng cách mạng. Qua sự tuyên truyền, giác ngộ cách mạng của đồng chí Trịnh, nhiều người con của quê hương Thắng Lộc đã được vận động vào Hội Kháng chiến, xây dựng tổ chức Hội đến tất cả các chòm bản. Một số hội viên tích cực của Hội Kháng chiến được bồi dưỡng, thử thách, giới thiệu kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam, đó là các đồng chí đồng chí Hà Văn Dũng, Lò Chí Bỉnh, Lục Kim Thành.

Cuối năm 1949, Tổ đảng xã Thắng Lộc được thành lập, đồng chí Hà Văn Dũng được chỉ định làm Tổ trưởng, đến năm 1951, phát triển thành Chi bộ Đảng cơ sở xã, gồm 12 đảng viên, đồng chí Vi Hồng Oanh được cử giữ chức Bí thư Chi bộ. Sau khi ra đời, tổ Đảng, chi bộ Đảng của xã, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã tổ chức nhân dân tiến hành các đợt đấu tranh chính trị hạ uy thế của lang đạo, chủ đất; giành ruộng đất về cho dân cày; từng bước loại bỏ lang đạo, chủ đất ra khỏi bộ máy chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội; chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục; xây dựng lực lượng dân quân - du kích sẵng sàng chiến đấu bảo vệ quê hương; vận động con em, nhân dân trong xã tòng quân lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với tổ quốc, tham gia dân công, thanh niên xung phong... Đặc biệt trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dù nhân dân còn đói nghèo nhưng hàng năm xã đều hoàn thành nghĩa vụ đóng góp lương thực, thực phẩm cho nhà nước; hàng chục con em tham gia lực lược quân đội nhân dân Việt Nam tham gia chiến đấu tại các chiến trường; hàng ngàn lượt người tham gia dân công tiếp lương tải đại từ các kho thóc trên địa bàn huyện đến các chiến trường… đóng góp một phần công sức nhỏ bé làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc.

Thất bại nặng nề ở Điện Biên phủ ngày 07/5/1954, buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ tuyên bố trắng trợn không ràng buộc các nội dung của hiệp định đã tiến hành hất cẳng thực dân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam lập nên Chính phủ tay sai bù nhìn Ngô Đình Diệm. Cùng với toàn miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân Thắng Lộc bước vào thực hiện 2 nhiệm vụ lớn vừa xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN, vừa đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và ngụy quyền ở Miền Nam.

Kế thừa và phát huy kết thành quả đạt được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ và nhân dân trong xã đã có nhiều cố gắng vươn lên vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Dưới sự tổ chức lãnh đạo của chi bộ xã, các phong trào diễn ra hết sức sôi nổi như "ba ngọn cờ hồng" xây dựng HTX tín dụng, mua bán, HTX nông nghiệp, từng bước hình thành quan hệ sản xuất XHCN. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp phong trào ứng dụng tiến bộ KHKT, giống mới vào sản xuất thực sự là một cuộc cách mạng, đưa năng suất lúa, cây lương thực tăng từ 30 - 50% như cây lúa tăng từ 3,5 tấn/ha/năm lên 4,5 - 4,8 tấn/ha/năm.

Về chính trị, căn cứ vào số lượng đảng viên, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu cách mạng của xã giai đoạn mới, năm 1965, chi bộ xã được huyện cho phép phát triển thành Đảng bộ xã. Đây là niềm cổ vũ, động viên to lớn để Đảng bộ và nhân dân trong xã vượt lên khó khăn thử thách, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trước mắt cũng như lâu dài. Đây cũng là thời điểm không quân Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh leo thang lần thứ nhất bắn phá miền Bắc XHCN. Cùng với toàn miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân trong xã nhanh chóng chuyển hướng chiến lược sản xuất thời bình sang thời chiến, tích cực hưởng ứng và phát động sâu rộng các phong trào thi đua "5 tấn thắng Mỹ", "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt"; phong trào "Thanh niên 3 sẵn sàng", "Phụ nữ 3 đảm đang"... đóng góp sức người, sức của góp phần giữ vững miền Bắc XHCN, chi viện giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Ngày 30/5/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc toàn thắng, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cả nước tiến lên xây dựng CNXH. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn chưa chịu từ bỏ ý định chống phá cách mạng nước ta gây ra các cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Một lần nữa Đảng bộ và nhân dân trong xã lại huy động sức người sức của chi viện cho các chiến trường góp phần giữ vững nền độc lập, bảo vệ từng tất đất thiêng của Tổ quốc. Tổng kết các cuộc chiến tranh, nhân dân Thắng Lộc mặc dù còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn song cũng đã cố gắng vươn lên đóng góp sức người sức của. Riêng xã Xuân Thắng hàng trăm con em trong xã đã tòng quân lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, trong đó 33 người đã nằm lại các chiến trường, hơn 15 người trở về không lành lặn là những thương binh, hơn 100 người tham gia thanh niên xung phong, 01 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, nhiều cá nhân và tập thể trong xã được Đảng, Nhà nước trao tặng huân, huy chương, bằng khen các loại và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Cùng với việc thực hiện hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc về sức người, sức của, Đảng bộ và nhân dân trong xã đã tích cực triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước các cấp về hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, đặc biệt là triển khai thực hiện chủ trương về đổi mới phát triển kinh tế - xã hội quyết tâm “làm cho sản xuất bung ra” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa IV) và Nghị quyết số 36-NQ/TW (1980) của Ban Bí thư về chủ trương đổi mới công tác tổ chức cán bộ. Đây là những bước chuẩn bị căn bản và quan trọng cho xã Xuân Thắng bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới, thực hiện Quyết định số 111/HĐBT ngày 29 tháng 9 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã của tỉnh Thanh Hoá, huyện Thường Xuân chia xã Thắng Lộc thành 02 xã Xuân Thắng và Xuân Lộc. Xã Xuân Thắng chính thức được thành lập, gồm có 8 thôn bản, lúc đó cũng chính là các HTX nông nghiệp, diện tích 4.138,38 ha, dân số 4.350 người. Chi bộ (sau này là Đảng bộ) xã cũng được tách ra từ Đảng bộ Thắng Lộc, gồm có 16 đảng viên, đồng chí Lương Công Tuyên được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy lâm thời, đồng chí Vi Đức Tài, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã.

Ra đời đúng vào thời kỳ đất nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế, ngoài những khó khăn chung, xã Xuân Thắng có những khó khăn riêng. Đó là cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều thiếu thốn: trụ sở làm việc của Đảng uỷ, HĐND - UBND xã, MTTQ và các đoàn thể, các trường học, trạm xá đều là nhà tạm, hoặc mượn nhà dân; điện, nước sạch không có, đường xá lâu năm chưa được tu bổ, mở rộng, nhất là các tuyến đường giao thông nông vào thôn Xem, Én, Xương. Bước đầu thực hiện quy mô lại các HTX theo thôn bản và giao khoán sản xuất theo tinh thần chỉ thị 100, hoạt động điều hành sản xuất của các HTX còn lúng túng, người nông dân nhận giao khoán chưa nhận thức hết lợi ích được hưởng, tỉ lệ ứng dụng khoa học kỹ thuật, giống mới thấp… nên năng suất, sản lượng tăng không đáng kể, hàng hóa tiêu dùng vẫn rất khan hiếm, đời sống nhân dân chưa được cải thiện, vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn.

Được sự giúp đỡ của Huyện ủy, HĐND - UBND huyện và các ban ngành, đoàn thể ở huyện, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Xuân Thắng từng bước vươn lên khắc phục khó khăn, thiếu thốn. Công tác tổ chức cán bộ được Đảng bộ đặt lên hàng đầu nhằm tạo ra bước đột phá trong tổ chức lãnh đạo phong trào vì đội ngũ cán bộ xã vừa thiếu, vừa yếu, đại bộ phận cán bộ là quân nhân xuất ngũ trở về, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý lãnh đạo hạn chế. Đảng bộ từng bước bố trí, sắp xếp và tiến hành quy hoạch gửi đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị tạo nguồn cán bộ lâu dài. Tháng 4/ 1984, Đảng bộ tổ chức Đại hội lần thứ nhất để củng cố, kiện toàn Ban Chấp hành, đồng chí Lương Công Tuyên được cử giữ chức Bí thư Đảng ủy, đồng chí Hà Huy Thiếp, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã. Sau Đại hội Đảng bộ, Chính quyền, MTTQ, các đoàn thể được củng cố, kiện toàn lại nhằm đáp ứng yêu cầu tổ chức lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của địa phương.

Việc xây dựng, củng cố cơ ở vật chất được Đảng bộ hết sức quan tâm thực hiện, vừa tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của các cấp các ngành, vừa phát huy nội lực nhân dân trong xã, Đảng bộ đã tổ chức phát động nhiều đợt chiến dịch làm tu bổ đường 703 chạy qua địa bàn xã, các tuyến đườn giao thông nông thôn; tu bổ hồ đập, mương máng thủy lợi, xây dựng trường học, trạm xá... đáp ứng được yêu cầu phát triển trước mắt của xã. Bên cạnh đó, Đảng bộ tích cực triển khai thực hiện 1 cách đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước các cấp về phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là Chỉ thị 02-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về khắc phục, sửa chữa khuyết điểm trong thực hiện khoán 100 gắn với đổi mới tổ chức quản lý HTX nông nghiệp. Đời sống kinh tế - xã hội đã có những bức chuyển biến quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để Đảng bộ bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI quyết định triển khai thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, đặc biệt là chủ trương thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: “lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”, Đảng bộ xã từng bước lãnh đạo chuyển đổi cơ chế quản lý sản xuất, đẩy mạnh thực hiện khóa 100, từ sau năm 1988 là khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VI) giao khoán ruộng đất đến từng hộ gia đình; từng bước vận hành cơ cấu kinh tế mới theo hướng cân đối giữa trồng trọt với chăn nuôi, phát triển nâng cao tỷ trọng các ngành lâm nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, đưa kinh tế - xã hội của xã từng bước đi lên. Về văn hoá - xã hội, quy mô trường lớp các bậc học mở rộng, đáp ứng nhu cầu học tập của con em; trạm xá xã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu, thực hiện các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia đạt kết quả tốt, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân tăng lên, số hộ mua sắm được phương tiện nghe nhìn như ra-đi-ô, cát-séc, ti-vi, xe máy ngày một nhiều; phong trào rèn luyện thể dục thể thao phát triển, các thôn đều quy hoạch sân chơi bãi tập, độ tuyển của xã tham gia thi đấu tuyến huyện đạt được nhiều giải thưởng cao.

Tháng 6/ 1996, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII được tiến hành quyết định đưa nước ta vào giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vận dụng thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII trong điều kiện xã miền núi vùng cao còn nhiều khó khăn như giao thông chưa đồng bộ, điện thoại, điện sáng chưa có, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân đã được nâng lên đáng kể nhưng còn kém xa các xã miền xuôi… Đảng bộ xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn xã là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông - lâm nghiệp và nông thôn, để thực hiện được mục tiêu này phải xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với tiềm năng, lợi thế của xã và ưu tiên là xây dựng, củng cố hạ tầng kinh tế - xã hội như đường xá, mương bai thủy lợi, trường học, nhà họp thôn… tạo ra động lực phát triển mới… Do đó từ, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V nhiệm kỳ 1996 - 2000, Đảng bộ xã Xuân Thắng đã xây dựng và kiên trì thực hiện cơ cấu kinh tế: lâm nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tranh thủ sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, các tổ chức, phát huy tối tiềm năng lợi thế và nội lực trong nhân dân đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng hàng năm... đến nay đạt được các kết quả như sau:

Về phát triển kinh tế: Từ năm 1996 đã cơ bản hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ dân sử dụng ổn định lâu dài với trên 1.300 ha. Kinh tế rừng nhanh chóng phát triển, đã triển khai phát triển lâm nghiệp theo các dự án ADB có hiệu quả; diện tích keo trên 500ha, luồng 350ha và bảo vệ diện tích nứa, vầu, đem lại nguồn thu chủ yếu cho người dân. Thực hiện đề án phát triển cây cao su tiểu điền, xã tổ chức cho nhân dân trồng được 150ha và triển khai từ này đến 2015 trồng trên 300ha, thành một trong những xã của huyện có diện tích cao su lớn nhất và đưa lại nguồn thu chủ yêu cho người dân. Phối hợp với BQL rừng Sông Đằn quản lý trên 2.100ha rừng phòng hộ.

Trong trồng trọt và chăn nuôi cũng có bước phát triển, sau khi có Chỉ thị số 07 của Tỉnh uỷ, xã đã nhanh chóng giao đất ruộng cho hộ dân sản xuất ổn định lâu dài, từ diện tích đất ruộng ít cộng với khai hoang, đến nay toàn xã có trên 180ha đất lúa; áp dụng khoa học kỹ thuật, giống mới vào sản xuất, nâng năng suất trung bình đạt trên 55tạ/ha, sản lượng lương thực đạt trên 645tấn, đã cơ bản đảm bảo an ninh lương thực ở địa phương. Ngoài diện tích lúa, toàn xã còn trên 150ha sắn và 50ha mía, hàng năm cung cấp cho các nhà máy chế biến. Với diện tích đất rộng, chăn nuôi gia súc, gia cầm được quan tâm, đàn trâu bò có trên 2.000 con, đàn lợn trên 3.000 con, gia cầm các loại trên 17.000 con, vừa là nguồn thực phẩm vừa là hàng hoá tăng thu nhập cho mỗi hộ gia đình.

Lâm - nông nghiệp phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện, đến nay xã không còn hộ đói, số hộ nghèo theo tiêu chí mới là 623 hộ (chiếm 64%), số hộ khá tăng lên 10%, 65% số hộ có nhà kiên cố, 95% số hộ có xe máy 100% số hộ có các phương tiện nghe nhìn, 70% hộ có điện thoại cố định, 100% hộ có số thuê bao di động, có điểm truy cập In-tơ-nét công cộng… Tính đến cuối kỳ năm 2012, mức thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 4 triệu đồng/người/năm, cao gấp 2,5 lần so với năm 1990, tổng giá trị nền kinh tế xã đạt 35 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế là lâm nghiệp: 40%, nông nghiệp: 45%, dịch vụ: 15%.

Xây dựng nông thôn mới luôn được xã quan tâm chú trọng, xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh ở địa phương, cho nên trong triển khai các nhiệm vụ của các cấp, các ngành cấp trên chỉ đạo và các nhiệm vụ của địa phương đề ra luôn được xã gắn kết với nhau để thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua mặc dù địa bàn rộng, dân cư ít, sinh sống không tập trung, xã đã lập được đề án và quy hoạch sử dụng đất, hướng dẫn cụ thể các tiêu chí xây dựng nông thôn mới do nhân dân là chủ thể thực hiện như làm đường giao thông nông thôn, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, văn hóa... Trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập xã, đã phát động nhân dân ra quân làm đường giao thông nông thôn để đường làng thông thoáng, từng bước bê tông hóa và dọn dẹp vệ sinh môi trường.
2.jpg

Người dân hưởng ứng làm đường giao thông liên thôn xây dựng Nông thôn mới

Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng đồng bộ: chương trình điện khí hoá nông thôn đã cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, đã có 5 trạm biến áp hạ thế dung lượng 150KVA và hệ thống dây điện hạ thế 0,4KV kéo về trung tâm 8 thôn, hơn 80% hộ dân đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Cơ sở vật chất bưu chính viễn thông đã có 01 điểm bưu điện văn hoá xã có điểm truy cập internet cộng đồng, 4 trạm thu phát sóng di động của Viettel, Vinaphone bao phủ sóng đến tất cả các thôn, điện thoại di động được sử dụng rộng rãi. Có 8/8 thôn đã xây dựng nhà văn hoá làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Tuyến đường tỉnh lộ 703 đi qua giữa xã và các tuyến đường ATK đi vào các thôn Én, Xương, Xem đã được nhựa hóa trên 30km, đi lại và trao đổi hàng hóa thuận lợi hơn trước và hơn nhiều các thôn xã bạn. Các công trình đập thủy lợi đã hình thành, đã xây dựng 3 đập thủy lợi tại các thôn Đót, Tân Thắng, Xem đáp ứng một phần tưới nước cho sản xuất nông nghiệp; tiếp tục đề nghị sửa chữa đập Tà Cu (thôn Dín), làm mới đập thủy lợi Tà Khó (thôn Tân Thọ) tạo thành hệ thống đập thủy lợi đồng bộ, đáp ứng cơ bản cung cấp nguồn nước cho sản xuất của nhân dân các thôn. Chương trình kiên hoá trường lớp học đã được đầu tư theo chương trình 159, 174, 20 của Chính phủ, đến nay 100% số lớp học được xây dựng kiên cố, chấm dứt tình trạng phải học 2 ca/ngày. Trụ sở cơ quan công sở xã đã được xây dựng văn minh - sạch đẹp, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức xã có nơi làm việc và thuận lợi cho công tác tiếp dân, giải quyết chế độ, chính sách, quyền lợi của nhân dân.


3h.jpg
Xuân Thắng đang đổi mới từng ngày

Về văn hóa - xã hội: Sự nghiệp trồng người được chăm lo, chú trọng ở cả 3 cấp bậc học do đó các nhà trường không ngừng mở rộng về quy mô, phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt có hiệu quả. Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn hàng năm đều tăng lên. Về giáo dục mũi nhọn, tính riêng 10 năm học từ 2003 đến 2013, các nhà trường đã có 260 em học sinh giỏi cấp huyện, 15 em học sinh giỏi cấp tỉnh; giáo viên giỏi cấp huyện là 45 lượt người, cấp tỉnh là 12 lượt. Cả 3 trường học đều đã khai trương xây dựng cơ quan văn hoá và đang xây dựng trường chuẩn quốc gia. Con em xã hàng năm có từ 10 đến 15 em thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước, xã là một trong những đơn vị đầu tiên của huyện nhà thành lập được Trung tâm học tập cộng đồng với các nội dung hoạt động phong phú, được các cấp và ngành đánh giá cao. Hội khuyến học - khuyến tài cũng ra đời sớm, kịp thời xây dựng chương trình hành động đẩy mạnh việc xây dựng “xã hội học tập” theo chủ trương của Đảng và nhà nước, đẩy mạnh việc xây dựng gia đình hiếu học, thôn hiếu học, xây dựng quỹ khuyến học - khuyến tài để khuyến khích các em học sinh nghèo vượt khó. Do thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục, nên đã huy động được sức dân cùng đóng góp cho nền giáo dục địa phương để xây dựng cơ sở vật chất lên tới 100 triệu đồng.

Cùng với việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được Đảng bộ, chính quyền chú trọng. Cơ sở vật chất cho Trạm xá được đầu tư, đội ngũ cán bộ từ trạm xá xã đến y tế thôn bản thường xuyên được tăng cường, hàng năm khám chữa bệnh cho nhân dân vượt kế hoạch 25-30%, bình quân cứ 01 người dân trong xã được khám chữa bệnh 01 lần/năm, triển khai thực hiện tốt công tác y tế dự phòng và các chương trình y tế quốc gia, thực hiện tư vấn sức khỏe sinh sản và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình góp phần kiềm chế gia tăng dân số hàng năm giảm xuống 0,85- 0,9%/năm, nâng cao sức khỏe bà mẹ trẻ em, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng...

Việc xây dựng gia đình văn hoá, gia đình "ông bà mẫu mực con cháu hiếu thảo", bình quân hàng năm có từ 50 -65% số hộ được công nhận “Gia đình văn hoá”. Các quy ước, hương ước của các thôn, nội quy-quy định của các cơ quan liên tục được bổ sung, hướng tới xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, văn minh. Đặc biệt, thực hiện chủ trương đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động, từ năm 1998 đến nay 8/8 làng và 2 trường học thuộc xã đã khai trương xây dựng đơn vị văn hoá, từ năm 2003 đến nay có 4/10 đơn vị được cấp huyện công nhận và duy trì danh hiệu liên tục trong các năm. Phong trào thể dục thể thao tiếp tục được khơi dậy mạnh mẽ ở cả các thôn và các cơ quan với nhiều môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông. Hàng năm có từ 200-230 hộ gia đình đạt gia đình thể thao.

Các chính sách an sinh xã hội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa diễn ra thường xuyên, liên tục, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Hàng năm đều giành phần quà tặng cho các hộ chính sách, các hộ và các cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Vận động quyên góp ủng hộ đông bào bị thiên tai, nạn nhân chiến tranh được hơn 10 triệu đồng. Tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các gia đình liệt sĩ, thương binh. Hỗ trợ sửa chữa nhiều nhà cho đối tượng thương binh nặng, cùng gia đình, dòng họ xây dựng các nhà tình thương-tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho các hộ chính sách, hộ nghèo. Các chính sách của Đảng và Nhà nước như chương trình 135, 134, 167, 30a về hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, xoá nhà tranh tre dột nát, khám chữa bệnh, học hành và các nguồn vốn vay xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, luôn được xã quan tâm giải quyết kịp thời.

Về quốc phòng - an ninh: việc nhận thức về tình hình trong nước, thế giới và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong giai đoạn mới được Đảng bộ, chính quyền quan tâm quán triệt sâu sắc đã nêu cao được tinh thần cảnh giác, chống âm mưu “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch. Thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, đã vận động được 100 thanh niên lên đường nhập ngũ, hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao. Triển khai Pháp lệnh Dân quân tự vệ, tổ chức xây dựng lực lượng dân quân nòng cốt, dân quân tại chổ, hàng năm tổ chức diễn tập các phương án phòng thủ được cấp trên đánh giá cao và tham gia diễn tập quân sự theo chủ trương của cấp trên có hiệu quả.

Trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, nhiều năm liên tục không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng. Lực lượng an ninh được tăng cường, thành lập Ban chỉ đạo theo đề án 375 và chỉ thị 10 của UBND tỉnh, các tổ an ninh trật tự, an ninh xã hội, để thực hiện công tác tuần tra, canh gác; công tác hộ tịch-hộ khẩu đi vào nền nếp, kỷ cương. Công tác phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể theo đúng quy chế được xây dựng, các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, đã góp phần kiềm chế tội phạm, tai, tệ nạn xã hội, ngăn chặn việc truyền đạo trái phép, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế- xã hội phát triển, góp phần xây dựng địa bàn an toàn làm chủ. Trong các năm qua xã đã được công nhận là đơn vị quyết thắng.

- Về xây dựng hệ thống chính trị và xây dựng Đảng:

HĐND luôn quan tâm đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ họp, quyết nghị những vấn đề trọng yếu của địa phương, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh; thực hiện tốt chức năng giám sát hoạt động của UBND theo luật định; phối hợp với MTTQ tổ chức thành công các cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp. Công tác quản lý, điều hành của UBND thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động. UBND đã thực thi tốt các quyết nghị của Đảng ủy, HĐND, phát huy hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu. Triển khai có hiệu quả chủ trương cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” giảm bớt phiền hà cho nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và giải quyết các đơn thư của công dân, thực hiện công khai quản lý ngân sách, đất đai, xây dựng cơ bản được quan tâm thường xuyên.

MTTQ và các đoàn thể không ngừng đổi mới phương pháp và nội dung hoạt động để thu hút ngày càng nhiều đoàn viên, hội viên tham gia. MTTQ đã làm tốt chức năng là trung tâm khối đại đoàn kết thực hiện nhiều cuộc vận động quyên góp ủng hộ, vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; thực hiện tốt chức năng là “cầu nối” giữa nhân dân với chính quyền, đảng bộ. Các đoàn thể không ngừng phát động các phong trào thi đua gắn với thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, được cấp trên đánh giá là vững mạnh.

Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được xem là khâu then chốt, quyết định mọi thắng lợi. Do đó, cả bốn mặt công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức, công tác kiểm tra, công tác dân vận được Đảng bộ quan tâm thích đáng. Với đặc thù là mới được chia tách số lượng đảng viên ít, đến những năm 1990 toàn Đảng bộ mới có 37 đảng viên sinh hoạt tại 8 chi bộ thì đến nay đã phát triển lên đến 187 đảng viên; đón nhận thêm 5 chi bộ, gồm: Tiểu học năm 2001, Trường THCS năm 2004, Trạm y tế năm 2004, cơ quan xã năm 2008 và Trường Mần non năm 2009, nâng số chi bộ lên 13 chi bộ. Đảng viên trong Đảng bộ luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các chi bộ đã lãnh đạo đơn vị, cơ quan thực hiện có kết quả các nhiệm vụ do cấp trên giao và chương trình, mục tiêu đề ra, đặc biệt đã thực hiện tốt các Chỉ thị số 06, 03 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”; củng cố bộ máy tổ chức Đảng gắn với thực hiện xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh và kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy chính quyền, MTTQ, các đoàn thể. Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ đã được các cấp ghi nhận, nhiều năm Đảng bộ được công nhận là đơn vị trong sạch vững mạnh.

Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn chung của đất nước và địa phương, bên cạnh những thành tích đạt được, xã vẫn còn một số tồn tại, yếu kém đó là: phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, tăng trưởng chưa thật bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội chưa đồng bộ. Giáo dục phát triển chưa đồng đều; giảm nghèo chưa vững chắc; đời sống một bộ phận nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. An ninh trật tự còn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tình hình trên có nguyên nhân khách quan, song về chủ quan là chưa làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, chủ động nắm bắt và khai thác có hiệu quả các lợi thế; lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có lúc, có nơi còn chưa thật sâu sát và quyết liệt; giải pháp phát triển kinh tế - xã hội chưa đủ mạnh và còn thiếu tập trung; huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế; công tác tổ chức, cán bộ có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

30 năm, hành trình chưa dài so với tiến trình lịch sử của vùng đất này. Tuy còn những tồn tại yếu kém nhưng có thể khẳng định rằng xã đã có bước phát triển vượt bậc và mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Thành quả đó là sản phẩm của công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quản lý điều hành của chính quyền và tinh thần làm chủ của nhân dân.Bài học chủ yếu mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong xã đúc rút từ trong truyền thống, thực tiễn 30 năm tổ chức lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trên địa bàn xã là:

1. Phát huy truyền thống Đại đoàn kết theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” bao gồm đoàn kết trong Đảng, trong hệ thống chính trị và đoàn kết toàn dân. Sự đoàn kết, nhất trí được phát huy trong thời chiến đã quy tụ thành chủ nghĩa yêu nước, sản sinh ra những người con dũng cảm chiến đấu quên mình vì độc lập, tự do của dân tộc; trong giai đoạn hiện nay tinh thần ấy là sức mạnh để Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã vượt qua những khó khăn thử thách, vươn lên để xây dựng quê hương ngày càng đẹp giàu.

2. Tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Để thực hiện nội dung quan trọng này Đảng bộ phải thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ hợp lý, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn kế cận lâu dài.

Trong mọi công tác, Đảng bộ, chính quyền phải thực sự lấy dân làm gốc, không ngừng chăm lo nâng cao đời sống cho nhân dân, thực hiện tốt dân chủ XHCN, thực hiện các công việc phải cho “dân biết, do dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thủ hưởng”. Cán bộ, đảng viên phải là “công bộc của dân”, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân. Đây cũng chính là sức mạnh, vũ khí đấu tranh chống lại sự chia rẽ, suy thoái về đạo đức, sự thoái hoá, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, tăng cường được mối đoàn kết gắn bó trong nhân dân và giữa Đảng bộ với nhân dân, là sức mạnh tinh thần vô giá để Xuân Thắng tiến hành CNH - HĐH thành công.

3. Phát huy tối đa nội lực và sức dân dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của các cấp uỷ Đảng đối với Chính quyền, các ngành, đoàn thể để phòng chống tham nhũng, lãng phí, đẩy mạnh tiến độ thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển, các đề án, dự án như xây dựng nông thôn mới, phát triển cây cao su, cây luồng, bảo vệ tái sinh rừng nứa, vầu… phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cần cù lao động, sáng tạo của lớp cha anh đi trước, phấn đấu thực hiện thành công xây dựng nông thông mới, đưa Xuân Thắng phát triển toàn diện, với những định hướng lớn từ nay đến năm 2015 như sau:

- Về lâm nghiệp: đẩy mạnh việc phát triển kinh tế rừng bền vững, với thế mạnh của về đất lâm nghiệp rộng, bảo vệ khoang nuôi rừng tái sinh, rừng nứa, vầu; phấn đấu trồng trên 350ha cây cao su tiểu điền và có diện tích trên 500ha luồng, tạo ra lượng hàng hóa lớn cho thị trường, tăng thu nhập cho các hộ dân.

- Giữ vững diện tích lúa và cây hoa màu các loại, áp dụng kỹ thuật nâng cao nâng suất, sản lượng lương thực, nhằm cơ bản đáp ứng nhu cầu lương thực.

- Phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao tầm vóc, đảm bảo số con hợp lý, không ảnh hướng đến lĩnh vực sản xuất khác và chăn nuôi gia cầm theo hướng mô hình trang trại, gia trại. Tuân thủ các quy định phòng chống dịch cho gia súc và gia cầm.

- Mở rộng và phát triển các ngành nghề dịch vụ, nhất là dịch vụ thương mại, dịch vụ vận tải, tín dụng, điện sáng, viễn thông, internet.

- Xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội: tiếp tục hoàn thiện hệ thống đường giao trên địa bàn xã, nhất các tuyến đường giao thông nông thôn nội thôn, nội xóm theo quy chuẩn; hình thành động bộ công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; sửa chữa các công trình nước sạch tập trung, phụ vụ nước sinh hoạt cho nhân dân.

- Từng bước hoàn thành và luôn giữ vững các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đạt được, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, làm tốt công tác y tế dự phòng. Sửa chữa, nâng các nhà văn hóa thôn, làm nơi sinh hoạt cộng động; đời sống văn hóa tinh thần nhân dân được nâng lên.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội đến với các đối tượng chính sách xã hội. Từng bước nâng cao tỷ lệ đào tạo cho lao động nông thôn.

- Đảm bảo vững chắc công tác quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần vào phát triển kinh tế.

- Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, lấy nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng đảng là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thường xuyên. Xây dựng chính quyền có đủ năng lực để cụ thể các chủ trương, chính sách của cấp trên và nghị quyết, kết luận của cấp ủy cùng cấp, tổ chức thực hiện có hiệu lực, hiệu quả. MTTQ và các đoàn thể tích cực chủ động xây dựng kế hoạch vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Với những kết quả đạt được cũng như những truyền thống lịch sử, văn hóa quý báu và những bài học kinh nghiệm đã được đúc rút, xã Xuân Thắng tiếp tục sẽ đi lên và toả sáng trong phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, đảm bảo về quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Bùi Văn Luọng, VP.HĐND-UBND, Tháng 9/2013.