Điều kiện tự nhiên, Kinh tế xã hội xã Xuân Thắng.

Ngày 28/02/2014 11:03:59

Xuân Thắng là một xã miền núi, nằm ở phía Nam của huyện Thường Xuân. Cách trung tâm thị trấn Thường Xuân 43 km về phía Nam.

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.

1. Đặc điểm tự nhiên:

1.1. Vị trí địa lý

- Xuân Thắng là một xã miền núi, nằm ở phía Nam của huyện Thường Xuân. Cách trung tâm thị trấn Thường Xuân 43 km về phía nam, có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông Bắc giáp xã Xuân lộc

+ Phía Đông giáp xã Tân Thành, Luận Khê

+ Phía Tây Xuân Chinh

+ Phía nam giáp huyện Như Xuân.

1.2. Diện tích tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 4.138,38 ha; Trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp: 3.838,23 ha

- Đất phi nông nghiệp: 155,1 ha

- Diện tích đất chưa sử dụng: 61,2 ha.

- Diện tích đất ở nông thôn: 83,9 ha

1.3 Đặc điểm địa hình, khí hậu

Địa hình thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía Đông và Nam. Có độ cao trung bình 150 – 200 m so với mặt nước biển. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông Đót, các khe suối gây khó khăn cho giao thông và sản xuất. Có nhiều đồi bát úp, đất nông nghiệp nhỏ lẻ.

Xuân Thắng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa hè khí hậu nóng đặc biệt là sự xuất hiện gió phơn Tây Nam vào đầu mùa Hạ (cuối tháng 4, đến tháng 6 có tới 20 - 30 ngày gió Tây). Mùa Đông lạnh giá khô hanh hay có sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính khí hậu chuyển tiếp từ hè sang đông là mùa thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét gây tổn hại đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa đông sang hè là mùa xuân không rõ rệt khí hậu ẩm ướt có sương mù và mưa phùn.

* Nhận xét chung:

Điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc phát triển, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng của gió Lào khô nóng, mưa tập trung gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét gây tổn hại đến sản xuất và các công trình, miền núi cao hay có sương mù, sương múi. Để khai thác yếu tố có lợi, né tránh các yếu tố bất lợi cho sản xuất cần ứng dụng các công thức luân canh, tăng vụ, mở rộng phương thức nông - lâm kết hợp, để tạo môi trường bền vững cho sản xuất.

2. Tài nguyên:

a.Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 4.138,38 ha; Trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp: 3.838,23 ha; bao gồm:

+ Đất lúa nước: 121,6 ha;

+ Đất trồng cây hằng năm còn lại: 88,6 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm: 80,8 ha;

+ Đất rừng phòng hộ: 1.561,90 ha;

+ Đất rừng sản xuất: 1.956,2 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 29 ha.

+ Đất phi nông nghiệp: 155,1 ha. Bao gồm:

+ Đất xây dựng trự sở, cơ quan, công trình sự nghiệp: 0.4 ha;

+ Đất nghĩa trang nghĩa địa: 22,2 ha;

+ Đất mặt nước chuyên dùng: 69,4 ha;

+ Đất phát triển hạ tầng: 63,2 ha;

- Diện tích đất chưa sử dụng: 61,2 ha.

- Diện tích đất ở nông thôn: 83,9 ha.

b. Rừng, đất rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã 3518,1 ha. Trong đó: Đất rừng phòng hộ 1561,9 ha và đất rừng sản xuất là 1956,2 ha

c. Nguồn Nước

Xuân Thắng là xã miền núi do vậy nguồn nước sản xuất cũng như sinh hoạt chủ yếu là lấy từ các khe núi và các hồ chứa từ các nguồn nước tự nhiên. Toàn xã có 5 con suối với tổng chiều dài là 16 km, tuy nhiên lưu lượng nước chảy rất nhỏ không đảm bảo nhu cầu tưới tiêu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra nước sinh hoạt của nhân dân còn được lấy từ giếng khơi, mạch nước ngầm sâu khoảng 10 - 40 m, nguồn nước ngọt sạch, chưa bị ô nhiễm.

3. Đánh giá tiềm năng của xã.

3.1. Nguồn nhân lực

Đến năm 2012 xã Xuân Thắng có tổng nhân hộ khẩu là 963 hộ, có 4.338 nhân khẩu , địa bàn xã được bố trí sắp xếp thành 8 thôn gồm có 03 dân tộc cùng chung sống: Thái, Mường, Kinh. Dân tộc Thái chiếm 95,3%, dân tộc Kinh chiếm 3,7%, DT Mường chiếm 1%.

Số khẩu trong độ tuổi lao động là 2163 người chiếm 53,2% dân số xã.Trong những năm qua công tác đào tạo nghề đã dần được đẩy mạnh song tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của xã còn thấp. Tính đến năm 2012 số lao động đã qua đào tạo nghề là 160 lao động (chiếm tỷ lệ rất nhỏ).

3.2. Về giáo dục đào tạo

- Tiếp tục được đầu tư mở rộng về quy mô trường lớp công tác quản lý có nhiều đổi mới, chất lượng dạy và học có chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ học sinh đến trường ở các ngành học, bậc học hàng năm đạt 100%. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học năm sau cao hơn năm trước. Duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, bằng nguồn vốn của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, hiện nay 3 cấp học đã một phần được kiên cố về cơ sở vật chất trường lớp đáp ứng phần nào yêu cầu dạy và học.

- Công tác khuyến học đã được xã hội hoá và trở thành động lực để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục xã nhà phát triển. Trung tâm học tập cộng đồng được thành lập và đi vào hoạt động thường xuyên, trong thời gian qua đã tổ chức cho hàng nghìn người học tập, tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội xã nhà phát triển.

3.3. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân

- Nhìn chung, Cơ sở vật chất trang thiết bị y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu còn thiếu thốn, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế từ thôn bản đến xã được nâng lên, đội ngũ cán bộ ngành y cơ bản bước đầu đáp ứng được yêu cầu phục vụ sơ cứu ban đầu và khám chữa các bệnh thông thường cho nhân dân.

- Các chương trình y tế Quốc tế, Quốc gia như: tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình được triển khai rộng khắp từ xã đến các thôn bản. Công tác tuyên truyền giáo dục về dân số, sức khoẻ sinh sản được đẩy mạnh, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hàng năm đều giảm, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm từ 2,3% năm 2005 xuống còn 2,1% năm 2012.

- Công tác tuyên truyền, kiểm tra vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh được cấp uỷ chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, đến nay đã có 80% dân số trên địa bàn xã được dùng nước hợp vệ sinh.

3.4. Văn hóa, thông tin, truyền thông, TDTT

Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới khu dân cư, được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Đến nay, toàn xã có 7 làng đã khai trương xây dựng làng văn hoá, và 2 cơ quan khai trương cơ quan văn hóa trong đó 1 cơ quan được công nhận cơ quan văn hóa cấp huyện. Về văn hoá, văn minh trong việc cưới, việc tang đang từng bước được đổi mới. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao được diễn ra thường xuyên, sôi nổi trong các dịp lễ, tết, kỹ niệm...

Công tác thông tin truyền thông ngày càng mở rộng về chiều sâu với nhiều loại hình như: truyền thanh, thông tin cổ động trực quan, hội thi, hội diễn, giao lưu văn nghệ,... đã và đang trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng dân cư. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, các cơ quan chức năng đã có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình tiên tiến và các nguồn thông tin cần thiết khác, phục vụ tích cực cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, nâng cao nhận thức xã hội và mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân.

3.5. Thực hiện chính sách an sinh xã hội

- Thực hiện chính sách xã hội, giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận đoàn thể thường xuyên quan tâm tới công tác giải quyết việc làm, các chính sách an sinh xã hội đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng với đối tượng.

- Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm được quan tâm thông qua việc triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước từ các chương trình, dự án 134, 135, 167, Nghị quyết 30A của Chính phủ...đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng giảm từ 94,12% năm 2005 xuống còn 71% năm 2010.

3.6. Đánh giá về đời sống dân sinh

Do sản xuất phát triển, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tích cực nên đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn xã thay đổi nhanh chóng, cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Bình quân thu nhập đầu người/năm đã tăng từ 2 triệu đồng năm 2005 lên 3,48 triệu đồng/người vào năm 2010.

3.7. Đánh giá về công tác trật tự, an ninh xã hội

Đời sống vật chất, tinh thần, an ninh xã hội tương đối ổn định, công tác xoá đoá giảm nghèo tăng lên, công tác phòng chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân, an ninh trật tự được giữ vững.

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Quy hoạch:

Rà soát, đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng nông thôn mới; gồm các quy hoạch sau:

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp;

- Quy hoạch xây dựng: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

Ngày 22 tháng 6 năm 2012 UBND huyện Thường Xuân ra quyết định số 1295/QD-UBND về việc phê duyệt ưuy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Xuân Thắng đến năm 2020.

2. Hạ tầng kinh tế - xã hội .

2.1. Trụ sở UBND xã.

- Đánh giá thực trạng

Vị trí xây dựng: Thuộc thôn Dín

- Diện tích chiếm đất: 3700 m2

- Tổng diện tích xây dựng: 359,26 m2. Bao gồm 01 nhà cấp 4B với 01 hội trường và 4 phòng làm việc. Hiện tại phòng làm việc của các chức danh trong xã hầu hết đang làm việc chung phòng.

- Tổng số cán bộ trong xã là 53 người. Trong đó: Cán bộ công chức 24 người, cán bộ hợp đồng, phó các ngành, đoàn thể là 29 người.

- Trong xã có 3 máy vi tính, bao gồm 02 máy tính để bàn và 01 máy tính sách tay với 02 cổng kết nối mạng Itenet, 02 máy in và các thiết bị làm việc khác. Tuy nhiên hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc của cán bộ trong xã.

So sánh với các tiêu chí:

+ Diện tích đất: 3.000m2-4.000m2; tầng cao: 2-3 tầng;

+ Diện tích sử dụng(miền núi ≤ 400 m2);

+ Mật độ xây dựng ≤ 50%, mật độ cây xanh ≥ 30%.

- Trụ sở UBND xã được xây dựng năm 2007 do vậy đến nay đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu làm việc của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các tổ chức đoàn thể trong xã. Công sở và công trình phụ trợ xã trong thời gian tới cần phải được đầu tư xây mới nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc và đạt chuẩn so với Bộ tiêu chí nông thôn mới về trụ sở làm việc

2.2.Giao thông:

- Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã (đường trục xã; đường trục thôn, xóm; đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng): 133,3km.

Là xã miền núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh do vậy hệ thống giao thông của xã còn gặp nhiều khó khăn, các tuyến đường liên thôn, đường sản xuất,trong xã vẫn 100% là đường đất đi lại khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa. Tổng số đường giao thông trong xã 133,3 km, cứng hoá được 14 km, còn lại là đường đất. Cụ thể như sau:

- Đường liên xã: Gồm 01 tuyến có tổng chiều dài 14 km.

- Đường liên thôn, xóm: Gồm 8 tuyến với tổng chiều dài 33 km với 100% là đường đất đi lại khó khăn;

- Đường nội thôn: Tổng chiều dài 33,8 km, với 100% là đường đất, chưa đạt tiêu chuẩn cần được đầu tư nâng cấp.

Đường giao thông đi cụm, khu sản xuất: Tổng chiều dài 339,5km với 100% là đường đất.

2.3. Thuỷ lợi:

- Hệ thống công trình tưới:

+ Hệ thống hồ đập: Toàn xã có 2 đập lớn nhỏ. đã được kiên cố . Với đặc thù của các công trình là được xây dựng trên các nhánh sông suối có lũ tập trung nhanh sức lũ lớn bị gỗ cuốn theo va đập nên các đập dâng thường bị hư hỏng phần trần và cống điêù tiết trên kênh, đồng thời tình trạng thiếu nước xảy ra thường xuyên trong các tháng khô hạn vì vậy đã làm giảm khả năng tưới, diện tích tư­ớí mới chỉ đạt tỷ lệ rất thấp chưa đáp ứng được nhu cầu tưới phục vụ sản xuất. Hiện tại hệ thống đập đất và một số đập được kiên cố từ lâu đang bị xuống cấp

+ Hệ thống kênh mương trên địa bàn về cơ bản chưa hoàn chỉnh, hầu hết các tuyến đều là kênh đất, tiết diện nhỏ và được xây dựng từ lâu đến nay đã bị xuống cấp, khả năng chuyển nước kém, thất thoát nhiều. Tổng chiều dài kênh mương toàn xã đạt 21,1 km. Trong đó: 0,51 km kênh đã được cứng hóa, chiếm tỷ lệ nhỏ, còn lại là kênh đất. Để đảm bảo nước phục vụ cho sản xuất một cách đồng bộ và đầy đủ, trong thời gian tới cần phải được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh dẫn nước từ các công trình đầu mối đến các khu sản xuất để đảm bảo năng lực tưới, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của xã.

- Hệ thống công trình tiêu: Việc tiêu úng ở Xuân Thắng hiện tại hầu hết đang ở dạng tiêu tự nhiên vào các khe suối.

2.4. Điện:

Toàn xã có 4 trạm biến áp với tổng dung lượng các trạm là 316,5 KVA được cung cấp bởi hệ thống lưới điện quốc gia, mỗi trạm có công suất 75 KVA. Trong đó: Trạm 1 đặt tại thôn Xem công suất 31,5 KVA, 1 trạm đặt tại thôn Dín với công suất là 160 KVA,1 trạm tại thôn Đót và 1 trạm tại thôn Én. Các trạm biến áp mới được đầu tư xây dựng nên hiện tại cơ bản đáp ứng được nhu cầu nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã trong sản xuất. Tuy nhiên trong thời gian tới cần phải đầu tư nâng cấp công suất của trạm của các trạm, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất ngày càng của nhân dân.

Trên địa bàn xã Xuân Thắng có tổng chiểu dài các tuyến đường dây hạ thế là 15,948 km. Hầu hết các tuyến đường dây tải, cột điện đi lẻ vào các khu dân cư hiện nay đã bị hư hỏng, xuống cấp, một số tuyến đường dây quá dài nên xảy ra tình trạng tổn thất điện năng khá nhiều. Vì vậy trong thời gian tới cần phải đầu tư sửa chữa đảm bảo điện sinh hoạt cho nhân dân.

So với Bộ tiêu chí về nông thôn mới, hiện tại hệ thống điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt cơ bản chưa đạt.

2.5. Trường học:

- Trường mầm non:

Gồm có 1 khu chính và 7 khu lẻ được phân bố đều ở các thôn trên địa bàn xã. Với tổng diện tích chiếm đất là 5538 m2, diện tích xây dựng 1.680 ha. Bao gồm 8 phòng học và 8 phòng chức năng. Trong đó: 14 phòng bán kiên cố và 2 phòng tranh tre.

Tổng số giáo viên 23 người và 238 học sinh.

Nhận xét: Cơ sở vật chất của trường hiện tại chưa đáp ứng được yêu dạy và học của học sinh và giáo viên, chưa đạt tiêu chuẩn so với bộ tiếu chí Quốc gia về nông thôn mới. Trong thời gian tới cần phải đầu tư nâng cấp, làm mới hệ thống trường lớp và trang bị đồ dùng dạy và học, nhằm đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục trong thời kỳ mới.

- Trường tiểu học:

+ Số phòng học đạt 60% và chưa đạt chuẩn 40%

+ Số phòng chức năng: chưa có.

+ Số diện tích sân chơi, bãi tập chưa có.

Tổng số giáo viên của trường là 29 người, 397 học sinh . Gồm có 1 khu chính và 5 khu lẻ.

Nhận xét: Cơ sở vật chất của trường hiện tại chưa đáp ứng được yêu dạy và học của học sinh và giáo viên, chưa đạt tiêu chuẩn so với bộ tiếu chí Quốc gia về nông thôn mới. Trong thời gian tới cần phải đầu tư nâng cấp, làm mới hệ thống trường lớp và trang bị đồ dùng dạy và học, nhằm đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục trong thời kỳ mới.

- Trường Trung học cơ sở:

- Vị trí xây dựng: Thôn Dín

- Diện tích chiếm đất: 9750 m2.

- Tổng diện tích xây dựng: 1107,2 m2. Trong đó: Khu nhà lớp học hai dãy nhà 2 tầng, diện tích xây dựng 435,4 m2, diện tích sàn 840,8 m2 và khu nhà hiệu bộ , tổng diện tích xây dựng 97 m2. Khu nhà ở giáo viên, 02 dãy nhà cấp 4 với diện tích xây dựng 201,94 m2.

- Tổng số giáo viên của trường là 30 người, 319 học sinh với 13 lớp học.

- Trang thiết bị dạy và học của trường tuy đã đáp ứng được một phần nào đó của giáo viên học sinh nhưng trang thiết bị còn thiếu và còn lạc hậu như: các trang thiết bị dạy học, đồ dùng của học sinh, bàn ngế, và các thiết bị thí nghiệm thực hành khác. Ngoài ra cần mở rộng chỉnh trang cải tạo nâng cấp các hạng mục phụ trợ, nhà cấp 4 để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.

Nhận xét: Với vị trí, quy mô xây dựng, chất lượng công trình đáp ứng được một phần yêu cầu sử dụng. Cần được chỉnh trang cải tạo nâng cấp các hạng mục phụ trợ, nhà cấp 4, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

2.6. Cơ sở vật chất văn hoá:

Căn cứ các Quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đánh giá thực trạng của cơ sở vật chất văn hóa của địa phương:

a. Nhà văn hóa và khu thể thao xã:

Hiện tại trên địa bàn xã chưa có trung tâm văn hoá và thể dục thể thao. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ và thể dục thể thao của nhân dân trong xã, trong thời gian tới cần quy hoạch xây dựng trung tâm văn hoá xã và sân vận động tại khu vực thôn tân Thọ.

b. Nhà văn hóa và khu thể thao thôn.

Hiện tại trên địa bàn xã Xuân Thắng có 08 thôn có Nhà văn hoá và 2 thôn có sân tập luyện thể dục thể thao. Vị trí xây dựng nhà đều gắn liền với điểm dân cư, thuận lơị cho việc sinh hoạt đi lại của dân cư.

2.7. Chợ:

Hiện tại trên địa bàn xã chưa có quy hoạch chợ. Trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu giao giao thương hàng hoá của nhân dân cần xây dựng hệ thống chợ tại khu trung tâm thuộc thôn Dín.

2.8. Bưu điện:

- Địa điểm xây dựng Thôn Dín

- Diện tích chiếm đất: 252 m2.

- Diện tích xây dựng: 51,15 m2. Kết cấu nhà mái bằng.

- Trên địa bàn xã có 02 trạm thu phát sóng mạng điện thoại di động:

+ Trạm Viettel, vị trí xây dựng tại thôn Đót, diện tích xây dựng 300 m2.

+ Trạm Vinapone, vị trí xây dựng tại thôn Dín, diện tích 300 m2.

2.9. Nhà ở dân cư nông thôn:

- Tình trạng chung về xây dựng nhà ở dân cư.

+ Hiện trạng nhà ở của các hộ xã Xuân Thắng đang còn rất nhiều khó khăn, phần lớn số hộ vẫn ở nhà tranh, che, nứa lá nên chưa đảm bảo cho cuộc sống của người dân, việc xây dựng nhà ở cho dân cư chưa được quy hoạch tập trung liên kết giữa các thôn tạo nên sự không tập trung cho khu dân cư, do vậy khó khăn cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng chất lượng đời sống và sản xuất cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới.

3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất

3.1. Thu nhập:

- Cơ cấu kinh tế, tình hình các ngành sản xuất (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, nghề muối, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ).

- Thu nhập bình quân /đầu người/năm: 3,48 triệu đồng/năm so với tiêu chí nông thôn mới thì chưa đạt

3.2. Hộ nghèo:

- Tỷ lệ hộ nghèo trong xã theo chuẩn mới: 71,71%

- Nguyên nhân nghèo đói là do:

+ Thiếu đất sản xuất nông nghiệp

+ Thiếu kiến thức về làm ăn cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

+ Thiếu vốn và công cụ, phương tiện sản xuất

3.3.Cơ cấu lao động:

- Cơ cấu lao động (%) theo các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: chủ yếu nông lâm nghiệp

- Lao động phân theo kiến thức phổ thông:

+ Tiểu học 57 %.

+ THCS 35 %.

+ THPT 0,8 %.

- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 90%

3.4. Hình thức tổ chức sản xuất::

- Số trang trại: Địa bàn Xuân Thắng có 3 trang trại gồm 2 loại hình ( trang trại tổng hợp và trang trại Lâm Nghiệp)

Quy mô hoạt động nhỏ, cơ sở hạ tầng chưa có, vốn sản xuất chủ yếu của hộ gia đình tự đầu tư, tiếp cận khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn chậm.

- Số doanh nghiệp: chủ yếu là buôn bán nhỏ trên địa bàn xã

- Số HTX và tổ hợp tác (sản xuất nông nghiệp, CN- TTCN, Dịch vụ):

Hiện nay địa bàn xã có 01 HTX dịch vụ nông nghiệp

- Kết quả sản xuất kinh doanh : HTX dịch vụ được thành lập và công nhận năm 2012 nhưng chưa có cơ sở vật chất, vốn hoạt động của HTX chưa có, HTX hoạt động chủ yếu là quản lý và điều hành nguồn kinh phí thuỷ lợi phí hàng năm khắc phục hệ thống kênh mương hồ đập và bảo vệ.

4. Văn hoá, xã hội và môi trường

4.1. Giáo dục:

- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 93 %

+ Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 100 %

+ Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt 86%

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học( phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 20%

- Số hộ: 963 hộ

- Nhân khẩu: 4337 người.

- Nhân khẩu trong độ tuổi lao động là: 2163 người.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 0,15%, Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn: 14,2%

- Sơ cấp (3 tháng trở lên) 32 người, chiếm 0,11%, tỷ lệ trong nông nghiệp 91 %.

- Trung cấp 24 người, chiếm 0,81%, tỷ lệ trong nông nghiệp 10%.

- Đại học 21 người, chiếm 0,71 %, tỷ lệ trong nông nghiệp 0 %.

4.2. Y tế :

- Trạm Y tế:

+ Vị trí xây dựng: Thôn Dín;Tổng diện tích chiếm đất : 2624 m2.

+ Diện tích xây dựng: 223,84 m2. Bao gồm 01 khu nhà cấp 4 với 5 phòng hiện suống cấp trầm trọng.

+ Trình độ và cơ cấu đội ngũ cán bộ y tế hiện có gồm: 1 bác sỹ,1 sỹ, 1 điều dưỡng, 1 y tá, 1 hộ lý, đội ngũ cán bộ Y tá thôn bản là: 8 người

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 100%

4.3. Văn hóa:

Thực hiện Nghị quyết TW V khoá VIII về xây dựng và phát triển nền Văn hoá Việt Nam và các phong trào “ Toàn dân Đoàn kết xây dựng đời sống Văn Hoá ở khu dân cư ” và Nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND, chương trình kế hoạch của UBND hàng năm thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị xãc hội các cấp tập trung tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện tốt các phong trào và kế hoạch.

Kết quả từ năm 2011 đến nay xã Xuân Thắng có số thôn đạt tiêu chuẩn Làng Văn hoá là 4/10 thôn, cơ quan trên toàn xã (đạt 40%); các thôn, cơ quan còn lại đã xây dựng khai trương nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để được công nhận, tình hình hoạt động và phát triển của các cơ quan, làng văn hoá tuy đã được khai trương nhưng phát triêrn chậm

4.4. Môi trường:

- Số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, khả năng cấp nước

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 58%.

- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: 5 %.

- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 10%.

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%.

- Nghĩa trang: Hiện trạng trên địa bàn xã có 15 nghĩa địa với tổng diện tích là 22,3 ha, được phân bố tại 8 thôn trên địa bàn xã

-Xử lý chất thải: Hiện tại trên địa bàn xã chưa có khu bãi rác để thu gom và xử lý rác thải, chất thải sinh hoạt, sản xuất của nhân dân không được thu gom tập trung mà chủ yếu các hộ tự đốt hoặc chôn rác thải xung quanh nhà gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cuả người dân. Trong thời gian tới cần xây dựng khu bãi rác để giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường của nhân dân trong xã.

5. Hệ thống chính trị

5.1.Hệ thống tổ chức chính trị;

- Hiện trạng đội ngũ cán bộ xã so với chuẩn là đạt: Cán bộ công chức 24 người, cán bộ hợp đồng, phó các ngành, đoàn thể là 29 người

- Số lượng tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở: có đầy đủ bao gồm: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS HCM, nhiệm kỳ, hàng năm khi có thay đổi về nhân sự các tổ chức được quan tâm cũng cố kịp thời, đuy trì hoạt động ổn định, giữ gìn mối đòn kết tốt, phát huy có hiệu quả trong công tác phối hợp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, góp phần quan trong trong và có hiệu quả trong công tác thực hiện và phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương

5.2. An ninh, trật tự xã hội:

- Tình hình trật tự xã hội an ninh trên địa bàn luôn ổn định và đảm bảo theo yêu cầu về tiêu chí nông thôn mới:

+ Tình hình trật tự xã hội an ninh trên địa bàn luôn được giữ vững, không có các vụ trọng án, các tệ nạn xã hội, không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp.

+Hàng năm Đảng uỷ có Nghị quyết, UBND có Kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự và “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”; Hàng năm phân loại xã về “Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ” luôn đạt từ loại khá trở lên. Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố ngày càng trong sạch, vững mạnh theo quy định của Pháp lệnh Công an xã và hướng dẫn của ngành Công an. Hàng năm phân loại thi đua tập thể Công an xã đều đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” ; không có cá nhân Công an xã bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Không để xẩy ra hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Không để xẩy ra các hoạt động chống đối Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;

Tuy nhiên trên địa bàn xã có một bộ phận nhỏ hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; gây rối an ninh trật tự

Không để xẩy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân; khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp kéo dài

Kiềm chế và làm giảm các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác so với năm trước, không để xẩy ra tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (từ 7 năm tù trở lên)

Kiềm chế và làm giảm tai nạn, tệ nạn xã hội so với năm trước. Không để xẩy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và tai nạn lao động nghiêm trọng

Đối chiếu với yêu cầu thì tiêu chí này chưa đạt.

6. Các chương trình, dự án đã và đang triển khai trên địa bàn xã (từ năm 2005-2011).

-Trong giai đoạn vừa qua, Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Thắng đã khai thác, phát huy được tiềm năng và thế mạnh sẵn có của địa phương và thực hiện có hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình 135, 134/CP, 167, Nghị quyết 30a/NQ-CP, ...Do đó tốc độ phát triển kinh tế của xã trong giai đoạn vừa qua diễn ra ra với tốc độ tăng trưởng khá (trung bình 10%/năm giai đoạn 2005 -2010) và đó đạt được những kết quả khả quan, đáng khích lệ. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ giảm tỷ trọng ngành Nông lâm thuỷ sản.

- Tổng các nguồn lực theo các chương trình, dự án đã đầu tư trên địa bàn, trong đó nêu rõ vốn ngân sách:

- Dự kiến tình hình triển khai các chương trình dự án trong thời gian sắp tới.

Hiện nay xã Xuân Thắng là 1 trong các xã thuộc huyện 30a của Thường Xuân và xã vùng 135. nên có các hoạt động hỗ trợ nhằm cải thiện đời sống của nhân dân.

Tháng 02/2014.

Bùi Văn Lượng-Văn phòng HĐND-UBND xã

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.

1. Đặc điểm tự nhiên:

1.1. Vị trí địa lý

- Xuân Thắng là một xã miền núi, nằm ở phía Nam của huyện Thường Xuân. Cách trung tâm thị trấn Thường Xuân 43 km về phía nam, có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông Bắc giáp xã Xuân lộc

+ Phía Đông giáp xã Tân Thành, Luận Khê

+ Phía Tây Xuân Chinh

+ Phía nam giáp huyện Như Xuân.

1.2. Diện tích tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 4.138,38 ha; Trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp: 3.838,23 ha

- Đất phi nông nghiệp: 155,1 ha

- Diện tích đất chưa sử dụng: 61,2 ha.

- Diện tích đất ở nông thôn: 83,9 ha

1.3 Đặc điểm địa hình, khí hậu

Địa hình thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía Đông và Nam. Có độ cao trung bình 150 – 200 m so với mặt nước biển. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông Đót, các khe suối gây khó khăn cho giao thông và sản xuất. Có nhiều đồi bát úp, đất nông nghiệp nhỏ lẻ.

Xuân Thắng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa hè khí hậu nóng đặc biệt là sự xuất hiện gió phơn Tây Nam vào đầu mùa Hạ (cuối tháng 4, đến tháng 6 có tới 20 - 30 ngày gió Tây). Mùa Đông lạnh giá khô hanh hay có sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính khí hậu chuyển tiếp từ hè sang đông là mùa thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét gây tổn hại đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa đông sang hè là mùa xuân không rõ rệt khí hậu ẩm ướt có sương mù và mưa phùn.

* Nhận xét chung:

Điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc phát triển, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng của gió Lào khô nóng, mưa tập trung gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét gây tổn hại đến sản xuất và các công trình, miền núi cao hay có sương mù, sương múi. Để khai thác yếu tố có lợi, né tránh các yếu tố bất lợi cho sản xuất cần ứng dụng các công thức luân canh, tăng vụ, mở rộng phương thức nông - lâm kết hợp, để tạo môi trường bền vững cho sản xuất.

2. Tài nguyên:

a.Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 4.138,38 ha; Trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp: 3.838,23 ha; bao gồm:

+ Đất lúa nước: 121,6 ha;

+ Đất trồng cây hằng năm còn lại: 88,6 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm: 80,8 ha;

+ Đất rừng phòng hộ: 1.561,90 ha;

+ Đất rừng sản xuất: 1.956,2 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 29 ha.

+ Đất phi nông nghiệp: 155,1 ha. Bao gồm:

+ Đất xây dựng trự sở, cơ quan, công trình sự nghiệp: 0.4 ha;

+ Đất nghĩa trang nghĩa địa: 22,2 ha;

+ Đất mặt nước chuyên dùng: 69,4 ha;

+ Đất phát triển hạ tầng: 63,2 ha;

- Diện tích đất chưa sử dụng: 61,2 ha.

- Diện tích đất ở nông thôn: 83,9 ha.

b. Rừng, đất rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã 3518,1 ha. Trong đó: Đất rừng phòng hộ 1561,9 ha và đất rừng sản xuất là 1956,2 ha

c. Nguồn Nước

Xuân Thắng là xã miền núi do vậy nguồn nước sản xuất cũng như sinh hoạt chủ yếu là lấy từ các khe núi và các hồ chứa từ các nguồn nước tự nhiên. Toàn xã có 5 con suối với tổng chiều dài là 16 km, tuy nhiên lưu lượng nước chảy rất nhỏ không đảm bảo nhu cầu tưới tiêu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra nước sinh hoạt của nhân dân còn được lấy từ giếng khơi, mạch nước ngầm sâu khoảng 10 - 40 m, nguồn nước ngọt sạch, chưa bị ô nhiễm.

3. Đánh giá tiềm năng của xã.

3.1. Nguồn nhân lực

Đến năm 2012 xã Xuân Thắng có tổng nhân hộ khẩu là 963 hộ, có 4.338 nhân khẩu , địa bàn xã được bố trí sắp xếp thành 8 thôn gồm có 03 dân tộc cùng chung sống: Thái, Mường, Kinh. Dân tộc Thái chiếm 95,3%, dân tộc Kinh chiếm 3,7%, DT Mường chiếm 1%.

Số khẩu trong độ tuổi lao động là 2163 người chiếm 53,2% dân số xã.Trong những năm qua công tác đào tạo nghề đã dần được đẩy mạnh song tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của xã còn thấp. Tính đến năm 2012 số lao động đã qua đào tạo nghề là 160 lao động (chiếm tỷ lệ rất nhỏ).

3.2. Về giáo dục đào tạo

- Tiếp tục được đầu tư mở rộng về quy mô trường lớp công tác quản lý có nhiều đổi mới, chất lượng dạy và học có chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ học sinh đến trường ở các ngành học, bậc học hàng năm đạt 100%. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học năm sau cao hơn năm trước. Duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, bằng nguồn vốn của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, hiện nay 3 cấp học đã một phần được kiên cố về cơ sở vật chất trường lớp đáp ứng phần nào yêu cầu dạy và học.

- Công tác khuyến học đã được xã hội hoá và trở thành động lực để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục xã nhà phát triển. Trung tâm học tập cộng đồng được thành lập và đi vào hoạt động thường xuyên, trong thời gian qua đã tổ chức cho hàng nghìn người học tập, tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội xã nhà phát triển.

3.3. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân

- Nhìn chung, Cơ sở vật chất trang thiết bị y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu còn thiếu thốn, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế từ thôn bản đến xã được nâng lên, đội ngũ cán bộ ngành y cơ bản bước đầu đáp ứng được yêu cầu phục vụ sơ cứu ban đầu và khám chữa các bệnh thông thường cho nhân dân.

- Các chương trình y tế Quốc tế, Quốc gia như: tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình được triển khai rộng khắp từ xã đến các thôn bản. Công tác tuyên truyền giáo dục về dân số, sức khoẻ sinh sản được đẩy mạnh, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hàng năm đều giảm, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm từ 2,3% năm 2005 xuống còn 2,1% năm 2012.

- Công tác tuyên truyền, kiểm tra vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh được cấp uỷ chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, đến nay đã có 80% dân số trên địa bàn xã được dùng nước hợp vệ sinh.

3.4. Văn hóa, thông tin, truyền thông, TDTT

Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới khu dân cư, được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Đến nay, toàn xã có 7 làng đã khai trương xây dựng làng văn hoá, và 2 cơ quan khai trương cơ quan văn hóa trong đó 1 cơ quan được công nhận cơ quan văn hóa cấp huyện. Về văn hoá, văn minh trong việc cưới, việc tang đang từng bước được đổi mới. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao được diễn ra thường xuyên, sôi nổi trong các dịp lễ, tết, kỹ niệm...

Công tác thông tin truyền thông ngày càng mở rộng về chiều sâu với nhiều loại hình như: truyền thanh, thông tin cổ động trực quan, hội thi, hội diễn, giao lưu văn nghệ,... đã và đang trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng dân cư. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, các cơ quan chức năng đã có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình tiên tiến và các nguồn thông tin cần thiết khác, phục vụ tích cực cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, nâng cao nhận thức xã hội và mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân.

3.5. Thực hiện chính sách an sinh xã hội

- Thực hiện chính sách xã hội, giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận đoàn thể thường xuyên quan tâm tới công tác giải quyết việc làm, các chính sách an sinh xã hội đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng với đối tượng.

- Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm được quan tâm thông qua việc triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước từ các chương trình, dự án 134, 135, 167, Nghị quyết 30A của Chính phủ...đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng giảm từ 94,12% năm 2005 xuống còn 71% năm 2010.

3.6. Đánh giá về đời sống dân sinh

Do sản xuất phát triển, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tích cực nên đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn xã thay đổi nhanh chóng, cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Bình quân thu nhập đầu người/năm đã tăng từ 2 triệu đồng năm 2005 lên 3,48 triệu đồng/người vào năm 2010.

3.7. Đánh giá về công tác trật tự, an ninh xã hội

Đời sống vật chất, tinh thần, an ninh xã hội tương đối ổn định, công tác xoá đoá giảm nghèo tăng lên, công tác phòng chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân, an ninh trật tự được giữ vững.

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Quy hoạch:

Rà soát, đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng nông thôn mới; gồm các quy hoạch sau:

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp;

- Quy hoạch xây dựng: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

Ngày 22 tháng 6 năm 2012 UBND huyện Thường Xuân ra quyết định số 1295/QD-UBND về việc phê duyệt ưuy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Xuân Thắng đến năm 2020.

2. Hạ tầng kinh tế - xã hội .

2.1. Trụ sở UBND xã.

- Đánh giá thực trạng

Vị trí xây dựng: Thuộc thôn Dín

- Diện tích chiếm đất: 3700 m2

- Tổng diện tích xây dựng: 359,26 m2. Bao gồm 01 nhà cấp 4B với 01 hội trường và 4 phòng làm việc. Hiện tại phòng làm việc của các chức danh trong xã hầu hết đang làm việc chung phòng.

- Tổng số cán bộ trong xã là 53 người. Trong đó: Cán bộ công chức 24 người, cán bộ hợp đồng, phó các ngành, đoàn thể là 29 người.

- Trong xã có 3 máy vi tính, bao gồm 02 máy tính để bàn và 01 máy tính sách tay với 02 cổng kết nối mạng Itenet, 02 máy in và các thiết bị làm việc khác. Tuy nhiên hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc của cán bộ trong xã.

So sánh với các tiêu chí:

+ Diện tích đất: 3.000m2-4.000m2; tầng cao: 2-3 tầng;

+ Diện tích sử dụng(miền núi ≤ 400 m2);

+ Mật độ xây dựng ≤ 50%, mật độ cây xanh ≥ 30%.

- Trụ sở UBND xã được xây dựng năm 2007 do vậy đến nay đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu làm việc của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các tổ chức đoàn thể trong xã. Công sở và công trình phụ trợ xã trong thời gian tới cần phải được đầu tư xây mới nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc và đạt chuẩn so với Bộ tiêu chí nông thôn mới về trụ sở làm việc

2.2.Giao thông:

- Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã (đường trục xã; đường trục thôn, xóm; đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng): 133,3km.

Là xã miền núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh do vậy hệ thống giao thông của xã còn gặp nhiều khó khăn, các tuyến đường liên thôn, đường sản xuất,trong xã vẫn 100% là đường đất đi lại khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa. Tổng số đường giao thông trong xã 133,3 km, cứng hoá được 14 km, còn lại là đường đất. Cụ thể như sau:

- Đường liên xã: Gồm 01 tuyến có tổng chiều dài 14 km.

- Đường liên thôn, xóm: Gồm 8 tuyến với tổng chiều dài 33 km với 100% là đường đất đi lại khó khăn;

- Đường nội thôn: Tổng chiều dài 33,8 km, với 100% là đường đất, chưa đạt tiêu chuẩn cần được đầu tư nâng cấp.

Đường giao thông đi cụm, khu sản xuất: Tổng chiều dài 339,5km với 100% là đường đất.

2.3. Thuỷ lợi:

- Hệ thống công trình tưới:

+ Hệ thống hồ đập: Toàn xã có 2 đập lớn nhỏ. đã được kiên cố . Với đặc thù của các công trình là được xây dựng trên các nhánh sông suối có lũ tập trung nhanh sức lũ lớn bị gỗ cuốn theo va đập nên các đập dâng thường bị hư hỏng phần trần và cống điêù tiết trên kênh, đồng thời tình trạng thiếu nước xảy ra thường xuyên trong các tháng khô hạn vì vậy đã làm giảm khả năng tưới, diện tích tư­ớí mới chỉ đạt tỷ lệ rất thấp chưa đáp ứng được nhu cầu tưới phục vụ sản xuất. Hiện tại hệ thống đập đất và một số đập được kiên cố từ lâu đang bị xuống cấp

+ Hệ thống kênh mương trên địa bàn về cơ bản chưa hoàn chỉnh, hầu hết các tuyến đều là kênh đất, tiết diện nhỏ và được xây dựng từ lâu đến nay đã bị xuống cấp, khả năng chuyển nước kém, thất thoát nhiều. Tổng chiều dài kênh mương toàn xã đạt 21,1 km. Trong đó: 0,51 km kênh đã được cứng hóa, chiếm tỷ lệ nhỏ, còn lại là kênh đất. Để đảm bảo nước phục vụ cho sản xuất một cách đồng bộ và đầy đủ, trong thời gian tới cần phải được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh dẫn nước từ các công trình đầu mối đến các khu sản xuất để đảm bảo năng lực tưới, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của xã.

- Hệ thống công trình tiêu: Việc tiêu úng ở Xuân Thắng hiện tại hầu hết đang ở dạng tiêu tự nhiên vào các khe suối.

2.4. Điện:

Toàn xã có 4 trạm biến áp với tổng dung lượng các trạm là 316,5 KVA được cung cấp bởi hệ thống lưới điện quốc gia, mỗi trạm có công suất 75 KVA. Trong đó: Trạm 1 đặt tại thôn Xem công suất 31,5 KVA, 1 trạm đặt tại thôn Dín với công suất là 160 KVA,1 trạm tại thôn Đót và 1 trạm tại thôn Én. Các trạm biến áp mới được đầu tư xây dựng nên hiện tại cơ bản đáp ứng được nhu cầu nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã trong sản xuất. Tuy nhiên trong thời gian tới cần phải đầu tư nâng cấp công suất của trạm của các trạm, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất ngày càng của nhân dân.

Trên địa bàn xã Xuân Thắng có tổng chiểu dài các tuyến đường dây hạ thế là 15,948 km. Hầu hết các tuyến đường dây tải, cột điện đi lẻ vào các khu dân cư hiện nay đã bị hư hỏng, xuống cấp, một số tuyến đường dây quá dài nên xảy ra tình trạng tổn thất điện năng khá nhiều. Vì vậy trong thời gian tới cần phải đầu tư sửa chữa đảm bảo điện sinh hoạt cho nhân dân.

So với Bộ tiêu chí về nông thôn mới, hiện tại hệ thống điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt cơ bản chưa đạt.

2.5. Trường học:

- Trường mầm non:

Gồm có 1 khu chính và 7 khu lẻ được phân bố đều ở các thôn trên địa bàn xã. Với tổng diện tích chiếm đất là 5538 m2, diện tích xây dựng 1.680 ha. Bao gồm 8 phòng học và 8 phòng chức năng. Trong đó: 14 phòng bán kiên cố và 2 phòng tranh tre.

Tổng số giáo viên 23 người và 238 học sinh.

Nhận xét: Cơ sở vật chất của trường hiện tại chưa đáp ứng được yêu dạy và học của học sinh và giáo viên, chưa đạt tiêu chuẩn so với bộ tiếu chí Quốc gia về nông thôn mới. Trong thời gian tới cần phải đầu tư nâng cấp, làm mới hệ thống trường lớp và trang bị đồ dùng dạy và học, nhằm đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục trong thời kỳ mới.

- Trường tiểu học:

+ Số phòng học đạt 60% và chưa đạt chuẩn 40%

+ Số phòng chức năng: chưa có.

+ Số diện tích sân chơi, bãi tập chưa có.

Tổng số giáo viên của trường là 29 người, 397 học sinh . Gồm có 1 khu chính và 5 khu lẻ.

Nhận xét: Cơ sở vật chất của trường hiện tại chưa đáp ứng được yêu dạy và học của học sinh và giáo viên, chưa đạt tiêu chuẩn so với bộ tiếu chí Quốc gia về nông thôn mới. Trong thời gian tới cần phải đầu tư nâng cấp, làm mới hệ thống trường lớp và trang bị đồ dùng dạy và học, nhằm đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục trong thời kỳ mới.

- Trường Trung học cơ sở:

- Vị trí xây dựng: Thôn Dín

- Diện tích chiếm đất: 9750 m2.

- Tổng diện tích xây dựng: 1107,2 m2. Trong đó: Khu nhà lớp học hai dãy nhà 2 tầng, diện tích xây dựng 435,4 m2, diện tích sàn 840,8 m2 và khu nhà hiệu bộ , tổng diện tích xây dựng 97 m2. Khu nhà ở giáo viên, 02 dãy nhà cấp 4 với diện tích xây dựng 201,94 m2.

- Tổng số giáo viên của trường là 30 người, 319 học sinh với 13 lớp học.

- Trang thiết bị dạy và học của trường tuy đã đáp ứng được một phần nào đó của giáo viên học sinh nhưng trang thiết bị còn thiếu và còn lạc hậu như: các trang thiết bị dạy học, đồ dùng của học sinh, bàn ngế, và các thiết bị thí nghiệm thực hành khác. Ngoài ra cần mở rộng chỉnh trang cải tạo nâng cấp các hạng mục phụ trợ, nhà cấp 4 để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.

Nhận xét: Với vị trí, quy mô xây dựng, chất lượng công trình đáp ứng được một phần yêu cầu sử dụng. Cần được chỉnh trang cải tạo nâng cấp các hạng mục phụ trợ, nhà cấp 4, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

2.6. Cơ sở vật chất văn hoá:

Căn cứ các Quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đánh giá thực trạng của cơ sở vật chất văn hóa của địa phương:

a. Nhà văn hóa và khu thể thao xã:

Hiện tại trên địa bàn xã chưa có trung tâm văn hoá và thể dục thể thao. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ và thể dục thể thao của nhân dân trong xã, trong thời gian tới cần quy hoạch xây dựng trung tâm văn hoá xã và sân vận động tại khu vực thôn tân Thọ.

b. Nhà văn hóa và khu thể thao thôn.

Hiện tại trên địa bàn xã Xuân Thắng có 08 thôn có Nhà văn hoá và 2 thôn có sân tập luyện thể dục thể thao. Vị trí xây dựng nhà đều gắn liền với điểm dân cư, thuận lơị cho việc sinh hoạt đi lại của dân cư.

2.7. Chợ:

Hiện tại trên địa bàn xã chưa có quy hoạch chợ. Trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu giao giao thương hàng hoá của nhân dân cần xây dựng hệ thống chợ tại khu trung tâm thuộc thôn Dín.

2.8. Bưu điện:

- Địa điểm xây dựng Thôn Dín

- Diện tích chiếm đất: 252 m2.

- Diện tích xây dựng: 51,15 m2. Kết cấu nhà mái bằng.

- Trên địa bàn xã có 02 trạm thu phát sóng mạng điện thoại di động:

+ Trạm Viettel, vị trí xây dựng tại thôn Đót, diện tích xây dựng 300 m2.

+ Trạm Vinapone, vị trí xây dựng tại thôn Dín, diện tích 300 m2.

2.9. Nhà ở dân cư nông thôn:

- Tình trạng chung về xây dựng nhà ở dân cư.

+ Hiện trạng nhà ở của các hộ xã Xuân Thắng đang còn rất nhiều khó khăn, phần lớn số hộ vẫn ở nhà tranh, che, nứa lá nên chưa đảm bảo cho cuộc sống của người dân, việc xây dựng nhà ở cho dân cư chưa được quy hoạch tập trung liên kết giữa các thôn tạo nên sự không tập trung cho khu dân cư, do vậy khó khăn cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng chất lượng đời sống và sản xuất cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới.

3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất

3.1. Thu nhập:

- Cơ cấu kinh tế, tình hình các ngành sản xuất (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, nghề muối, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ).

- Thu nhập bình quân /đầu người/năm: 3,48 triệu đồng/năm so với tiêu chí nông thôn mới thì chưa đạt

3.2. Hộ nghèo:

- Tỷ lệ hộ nghèo trong xã theo chuẩn mới: 71,71%

- Nguyên nhân nghèo đói là do:

+ Thiếu đất sản xuất nông nghiệp

+ Thiếu kiến thức về làm ăn cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

+ Thiếu vốn và công cụ, phương tiện sản xuất

3.3.Cơ cấu lao động:

- Cơ cấu lao động (%) theo các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: chủ yếu nông lâm nghiệp

- Lao động phân theo kiến thức phổ thông:

+ Tiểu học 57 %.

+ THCS 35 %.

+ THPT 0,8 %.

- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 90%

3.4. Hình thức tổ chức sản xuất::

- Số trang trại: Địa bàn Xuân Thắng có 3 trang trại gồm 2 loại hình ( trang trại tổng hợp và trang trại Lâm Nghiệp)

Quy mô hoạt động nhỏ, cơ sở hạ tầng chưa có, vốn sản xuất chủ yếu của hộ gia đình tự đầu tư, tiếp cận khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn chậm.

- Số doanh nghiệp: chủ yếu là buôn bán nhỏ trên địa bàn xã

- Số HTX và tổ hợp tác (sản xuất nông nghiệp, CN- TTCN, Dịch vụ):

Hiện nay địa bàn xã có 01 HTX dịch vụ nông nghiệp

- Kết quả sản xuất kinh doanh : HTX dịch vụ được thành lập và công nhận năm 2012 nhưng chưa có cơ sở vật chất, vốn hoạt động của HTX chưa có, HTX hoạt động chủ yếu là quản lý và điều hành nguồn kinh phí thuỷ lợi phí hàng năm khắc phục hệ thống kênh mương hồ đập và bảo vệ.

4. Văn hoá, xã hội và môi trường

4.1. Giáo dục:

- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 93 %

+ Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 100 %

+ Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt 86%

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học( phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 20%

- Số hộ: 963 hộ

- Nhân khẩu: 4337 người.

- Nhân khẩu trong độ tuổi lao động là: 2163 người.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 0,15%, Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn: 14,2%

- Sơ cấp (3 tháng trở lên) 32 người, chiếm 0,11%, tỷ lệ trong nông nghiệp 91 %.

- Trung cấp 24 người, chiếm 0,81%, tỷ lệ trong nông nghiệp 10%.

- Đại học 21 người, chiếm 0,71 %, tỷ lệ trong nông nghiệp 0 %.

4.2. Y tế :

- Trạm Y tế:

+ Vị trí xây dựng: Thôn Dín;Tổng diện tích chiếm đất : 2624 m2.

+ Diện tích xây dựng: 223,84 m2. Bao gồm 01 khu nhà cấp 4 với 5 phòng hiện suống cấp trầm trọng.

+ Trình độ và cơ cấu đội ngũ cán bộ y tế hiện có gồm: 1 bác sỹ,1 sỹ, 1 điều dưỡng, 1 y tá, 1 hộ lý, đội ngũ cán bộ Y tá thôn bản là: 8 người

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 100%

4.3. Văn hóa:

Thực hiện Nghị quyết TW V khoá VIII về xây dựng và phát triển nền Văn hoá Việt Nam và các phong trào “ Toàn dân Đoàn kết xây dựng đời sống Văn Hoá ở khu dân cư ” và Nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND, chương trình kế hoạch của UBND hàng năm thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị xãc hội các cấp tập trung tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện tốt các phong trào và kế hoạch.

Kết quả từ năm 2011 đến nay xã Xuân Thắng có số thôn đạt tiêu chuẩn Làng Văn hoá là 4/10 thôn, cơ quan trên toàn xã (đạt 40%); các thôn, cơ quan còn lại đã xây dựng khai trương nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để được công nhận, tình hình hoạt động và phát triển của các cơ quan, làng văn hoá tuy đã được khai trương nhưng phát triêrn chậm

4.4. Môi trường:

- Số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, khả năng cấp nước

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 58%.

- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: 5 %.

- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 10%.

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%.

- Nghĩa trang: Hiện trạng trên địa bàn xã có 15 nghĩa địa với tổng diện tích là 22,3 ha, được phân bố tại 8 thôn trên địa bàn xã

-Xử lý chất thải: Hiện tại trên địa bàn xã chưa có khu bãi rác để thu gom và xử lý rác thải, chất thải sinh hoạt, sản xuất của nhân dân không được thu gom tập trung mà chủ yếu các hộ tự đốt hoặc chôn rác thải xung quanh nhà gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cuả người dân. Trong thời gian tới cần xây dựng khu bãi rác để giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường của nhân dân trong xã.

5. Hệ thống chính trị

5.1.Hệ thống tổ chức chính trị;

- Hiện trạng đội ngũ cán bộ xã so với chuẩn là đạt: Cán bộ công chức 24 người, cán bộ hợp đồng, phó các ngành, đoàn thể là 29 người

- Số lượng tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở: có đầy đủ bao gồm: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS HCM, nhiệm kỳ, hàng năm khi có thay đổi về nhân sự các tổ chức được quan tâm cũng cố kịp thời, đuy trì hoạt động ổn định, giữ gìn mối đòn kết tốt, phát huy có hiệu quả trong công tác phối hợp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, góp phần quan trong trong và có hiệu quả trong công tác thực hiện và phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương

5.2. An ninh, trật tự xã hội:

- Tình hình trật tự xã hội an ninh trên địa bàn luôn ổn định và đảm bảo theo yêu cầu về tiêu chí nông thôn mới:

+ Tình hình trật tự xã hội an ninh trên địa bàn luôn được giữ vững, không có các vụ trọng án, các tệ nạn xã hội, không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp.

+Hàng năm Đảng uỷ có Nghị quyết, UBND có Kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự và “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”; Hàng năm phân loại xã về “Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ” luôn đạt từ loại khá trở lên. Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố ngày càng trong sạch, vững mạnh theo quy định của Pháp lệnh Công an xã và hướng dẫn của ngành Công an. Hàng năm phân loại thi đua tập thể Công an xã đều đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” ; không có cá nhân Công an xã bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Không để xẩy ra hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Không để xẩy ra các hoạt động chống đối Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;

Tuy nhiên trên địa bàn xã có một bộ phận nhỏ hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; gây rối an ninh trật tự

Không để xẩy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân; khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp kéo dài

Kiềm chế và làm giảm các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác so với năm trước, không để xẩy ra tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (từ 7 năm tù trở lên)

Kiềm chế và làm giảm tai nạn, tệ nạn xã hội so với năm trước. Không để xẩy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và tai nạn lao động nghiêm trọng

Đối chiếu với yêu cầu thì tiêu chí này chưa đạt.

6. Các chương trình, dự án đã và đang triển khai trên địa bàn xã (từ năm 2005-2011).

-Trong giai đoạn vừa qua, Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Thắng đã khai thác, phát huy được tiềm năng và thế mạnh sẵn có của địa phương và thực hiện có hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình 135, 134/CP, 167, Nghị quyết 30a/NQ-CP, ...Do đó tốc độ phát triển kinh tế của xã trong giai đoạn vừa qua diễn ra ra với tốc độ tăng trưởng khá (trung bình 10%/năm giai đoạn 2005 -2010) và đó đạt được những kết quả khả quan, đáng khích lệ. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ giảm tỷ trọng ngành Nông lâm thuỷ sản.

- Tổng các nguồn lực theo các chương trình, dự án đã đầu tư trên địa bàn, trong đó nêu rõ vốn ngân sách:

- Dự kiến tình hình triển khai các chương trình dự án trong thời gian sắp tới.

Hiện nay xã Xuân Thắng là 1 trong các xã thuộc huyện 30a của Thường Xuân và xã vùng 135. nên có các hoạt động hỗ trợ nhằm cải thiện đời sống của nhân dân.

Tháng 02/2014.

Bùi Văn Lượng-Văn phòng HĐND-UBND xã